Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Thành tích “siêu đỉnh” của thần đồng Đỗ Nhật Nam trên đất Mỹ

Thần đồng Đỗ Nhật Nam nhận học bổng toàn phần từ đại học danh tiếng
Đại học Yale (Yale University) là một trong 8 trường thuộc nhóm Ivy League-nhóm trường danh giá với ý nghĩa về hệ thống, triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo lâu đời và hàng đầu của Mỹ. Đây là đại học lâu đời thứ 3 ở Mỹ và là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Yale là trường Đại học đắt đỏ nhất của Mỹ, nhưng chất lượng giáo dục của Yale là điều được cả thế giới công nhận. Và chàng trai thần đồng người Việt, Đỗ Nhật Nam đã giành được học bổng giá trị từ ngôi trường này.

Đỗ Nhật Nam sang Mỹ du học từ năm 2014 tại trường Saint Paul The Apostle ở bang Texas, Mỹ. Hiện, Nam đang học trường THPT Church Farm School (Bang Pennsylvania) Hoa Kỳ. Kết quả học tập của chàng trai Việt rất tốt, năm vừa qua em hoàn thành 7 môn học với điểm số cao ở tất cả các môn. Tháng 3 vừa qua, Đỗ Nhật Nam vừa xuất sắc chinh phục giải 3 cấp bang, hạng mục Nguyên tắc quản trị kinh doanh trong một cuộc thi có tới 4500 thí sinh tham gia tại Mỹ.
Trước Đỗ Nhật Nam, đã từng có cô nàng du học sinh người Việt giành được học bổng 100% cho chương trình học "Học giả trẻ toàn cầu" của đại học Yale (Mỹ). Đó chính là Võ Tường An (sinh năm: 01/06/1998), cô nữ sinh Quảng Ngãi chinh phục hơn 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, trong đó có 4 cái tên “đình đám” góp mặt ở nhóm trường Ivy league là ĐH Harvard, Yale, Cornell, Dartmouth và ĐH Stanford (nơi có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn so với bất kỳ trường Ivy League nào).
Đỗ Nhật Nam đang là học sinh trường Saint Paul (Hoa Kỳ). Gần đây cậu bé này “gây bão” với bài thơ tổng kết sự kiện thế giới năm 2014 bằng tiếng Anh, tiếng Việt.
Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng. Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp. Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể, dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.

Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/thoi-cuoc/goc-nhin/27153/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-.html | TCCL.info

Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước mắt. Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè. Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con. Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi trường học tập và cạnh tranh quốc tế. Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua. du học, con gái, tâm sự

Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/thoi-cuoc/goc-nhin/27153/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-.html | TCCL.info
Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng.

Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/thoi-cuoc/goc-nhin/27153/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-.html | TCCL.info
Đỗ Nhật Nam không chỉ biết đến là cậu bé nói tiếng Anh như gió, hùng biện giỏi, dịch giả tài năng mà còn có khả năng làm thơ hay, sâu sắc.
Bằng chứng là bài thơ “Bố đã yêu con như thế” gây xúc động và mới đây là bài thơ song ngữ Anh – Việt tổng kết một năm 2014 đầy biến động, mất mát của thế giới khiến nhiều người bất ngờ, khâm phục.
Hiện nay, Đỗ Nhật Nam đang là học sinh trường Saint Paul The Apostle, Texas, Hoa Kỳ. Và trong quá trình học tập tại đây, em cũng đã giành được những thành tích vô cùng đáng nể.
Đỗ Nhật Nam xác lập kỷ lục hai lần.
Đỗ Nhật Nam xác lập kỷ lục hai lần.- Đỗ Nhật Nam đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers (15/15) (năm học lớp 1).
- Thi IELTS đạt 8.0 với điểm reading đạt tuyệt đối: 9.0 (năm học lớp 5).
- Đạt được vô số giải thưởng tại các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện trong nước và quốc tế.
- Những cuốn sách đã dịch: Mặt trời mọc, mặt trời lặn; Nạp điện; Tôi tư duy, tôi thành đạt; Sống đẳng cấp. Những cuốn sách đã viết: Tớ đã học tiếng Anh như thế nào; Những con chữ biết hát; Bố mẹ đã cưa đổ tớ.
- Hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất
- Là Tổng biên tập tờ báo Creative Melange - tờ báo dành cho lứa tuổi học sinh của Đông Nam Á. Đỗ Nhật Nam trở thành Tổng biên tập nhỏ tuổi nhất Việt Nam.
“Bên này con vẫn "sống đẳng cấp" lắm”
- Xin chào Nam, chị tình cờ đọc được chia sẻ của mẹ Phan Hồ Điệp về cuộc sống của em bên Mỹ: “Bố mẹ đừng lo, bên này con vẫn “sống đẳng cấp” lắm”. Vậy một ngày bình thường của Nam đặc biệt như thế nào?
Đỗ Nhật Nam: Thời gian một ngày của em như bao học sinh khác thôi ạ. Buổi sáng em tỉnh dậy và làm vệ sinh, sau đó ăn sáng, tự sắp xếp phần ăn cho buổi trưa rồi được chú chủ nhà chở đi học.
Buổi chiều, em chơi bóng rổ ở trường rồi về nhà. Em dọn dẹp nhà cửa, phụ cô chú nấu ăn và ăn tối, sau đó em học bài.
Ngày nghỉ thì công việc có khác hơn vì em dọn phòng, lau dọn nhà vệ sinh của mình, giặt đồ… Thỉnh thoảng em đi xem phim với cô chú hoặc một người bạn Mỹ.
Em thích nhất là đọc sách trong thư viện. Các thầy cô trêu em là học sinh đọc sách với tốc độ kỷ lục nhất. Em đã đọc gần như hầu hết các sách trong thư viện.
Ngoài ra em cũng thích chơi bóng rổ. Em là thành viên trong đội bóng rổ của nhà trường ạ.
- Sống một mình bên đó, những lúc nhớ bố mẹ, Việt Nam, em làm gì?
Mới đây, Nhật Nam có bài hùng biện về nụ cười trên đất Mỹ khiến nhiều người khâm phục.Đỗ Nhật Nam: Những lúc nhớ bố mẹ, em thường ra ngoài sân chơi bóng rổ, đi chụp ảnh hoa cỏ quanh nhà và làm thơ nữa ạ.
- Thành tích học tập của em thế nào?
Đỗ Nhật Nam: Tổng kết cả hai kì học của em đều đạt 99/100 điểm. Có nhiều môn, em đạt điểm trên 100 vì các thầy cô nói bài quá xuất sắc.
Ngoài việc học, em cũng tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa như chơi bóng rổ, tham gia vào ban nhạc Thánh ca của trường.
Mới đây, Nhật Nam có bài hùng biện về nụ cười trên đất Mỹ khiến nhiều người khâm phục.
- Vậy còn vai trò là Tổng biên tâp tờ báo dành cho tuổi teen mà em vừa đảm nhiệm thì sao?
Đỗ Nhật Nam: Về công việc làm báo đối với em cũng là một niềm vui nên em không thấy mất thời gian. Em thường làm vào ngày cuối tuần.
Vì có một ban trị sự rất đắc lực nên em cũng được giúp đỡ nhiều. Sắp tới báo sẽ ra mắt số đầu tiên. Chị đón đọc nhé!
Bài thơ kỷ lục 30 phút
- Gần đây Nam còn có sở thích làm thơ nữa. Đặc biệt là bài thơ “Bố mẹ đã yêu con như thế” khiến nhiều người xúc động.
Đỗ Nhật Nam: Em cũng mới bắt đầu làm thơ khi sang Mỹ. Chắc có lẽ do xa nhà có nhiều cảm xúc nên em thích viết thành thơ tặng bố mẹ.
Bài thơ “Bố mẹ đã yêu con như thế” là cảm xúc khi em đọc bài viết của bố dành tặng cho mình.
Trong bài viết, bố em có nhắc đến chi tiết là khi nhỏ, bố mẹ rất hay hỏi: Nam yêu ai hơn. Vì thế, em nhớ lại những chi tiết đó và viết thành một bài thơ vui vui.
- Còn bài thơ song ngữ tổng kết năm 2014 đầy mất mát và biến động trên thế giới thì sao?
Nhật Nam còn có tài năng làm thơ khiến nhiều người kinh ngạc.Đỗ Nhật Nam: Bài thơ này em viết khi mở máy đọc tin tức về vụ máy bay rơi. Em viết trong tâm trạng rất thương tiếc các nạn nhân.
Em tưởng tượng mới hôm trước, họ còn mừng giáng sinh cùng gia đình, hôm sau, chỉ sau một cuộc chia tay đã nằm trong lòng biển lạnh.
Bài thơ này cũng ghi “kỷ lục” của bản thân em là viết rất nhanh, chỉ trong chừng gần 30 phút.
Ban đầu em viết tiếng Việt sau mới dịch ra tiếng Anh. Lúc dịch thì gian nan vì em phải tìm từ cho phù hợp với phần tiếng Việt của mình.
Điều em muốn gửi gắm qua bài thơ là mong ước mọi người được sống trong bình an “Bình an tràn dâng môi hoa”, không còn cảnh ly tán.
Mọi người sau những chuyến đi, đều được trở về với tổ ấm của mình. Như thế là đủ đầy cho hạnh phúc.
Nhật Nam còn có tài năng làm thơ khiến nhiều người kinh ngạc.
- Những bài thơ “gây bão” trong dư luận, nhiều người bất ngờ trước tài năng làm thơ của một cậu bé 13 tuổi. Nhận được những lời khen, Nam thấy sao?
Đỗ Nhật Nam: Mẹ em cũng kể là bài thơ được mọi người đón nhận, có một số báo đăng lại. Em vui vì thông điệp của mình đã được chuyển đến với mọi người.
Những câu thơ chợt đến trong đầu em và em ghi lại. Trong quá trình ghi lại, em chỉnh sửa và tìm từ cho vần với nhau. Em nhớ lại những bài thơ mình đã được học để học cách viết theo niêm luật.
Em không phải là nhà thơ chuyên nghiệp. Em làm thơ như kiểu “chơi xếp hình” với các con chữ. Cho nên khi được mọi người thích, em cũng thấy vui.
Nhưng em không có ý định trở thành nhà thơ chuyên nghiệp mà thích làm khoa học hơn.
- Kế hoạch trong năm mới 2015 này của Nam là gì? Nam sẽ chinh phục thêm những đỉnh cao mới nào nữa?
Đỗ Nhật Nam: Kế hoạch gần của em là sẽ vượt qua một số kì thi chuẩn quốc tế với số điểm cao để có thể tham gia một khóa học tài năng.
Tất nhiên là em vẫn nuôi ước mơ đi vòng quanh thế giới!
Cảm ơn những chia sẻ của Nam và chúc em thành công trên con đường phía trước!
Video Đỗ Nhật Nam hùng biện về nụ cười trên đất Mỹ:
Theo Đại Lộ - Soha.vn

Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt.

Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/thoi-cuoc/goc-nhin/27153/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-.html | TCCL.info

“THẦN ĐỒNG” ĐỖ NHẬT NAM TIẾP TỤC LỌT TOP THÍ SINH XUẤT SẮC TẠI MỸ

“Thần đồng” Đỗ Nhật Nam tiếp tục khiến nhiều người phải nể phục khi cậu nhóc đã lọt top danh sách những học sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi.
Chị Phan Hồ Điệp, mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ trên trang cá nhân việc cậu bé tham gia một kỳ thi nhập học tiêu chuẩn được chấp nhận bởi các trường cao đẳng và các đại học loại bốn năm ở Mỹ. Kỳ thi này gồm có các môn Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học, bao gồm một  bài kiểm tra với 215 câu hỏi trắc nghiệm trong 30 phút.
Mẹ Nhật Nam chia sẻ thêm, cậu bé đã được trường Đại học Johns Hopkins thông báo lọt vào danh sách những học sinh có điểm cao nhất, trong đó điểm Đọc được lọt vào top 5% học sinh chuẩn bị vào đại học có điểm cao nhất nước Mỹ của kì thi với 32 điểm. Đại học Johns Hopkins được xếp hạng 13 trên thế giới bởi Times Higher Education 2011 và US News and World report 2011. Đây là trường ĐH nghiên cứu tư thục tại Hoa Kỳ.
Mẹ của bé Nhật Nam chia sẻ, vì kỳ thi hầu hết đều là học sinh lớp 11, 12 nên khi vào phòng thi cô giám thị đã phải hỏi Nhật Nam tới 3 lần: “Có chắc là em vào đúng phòng không? Nếu em tham gia đội bóng rổ thì ở phòng khác cơ”.
Khi nhận được thông báo Nhật Nam đã đủ tiêu chuẩn để tham gia vào khóa học dành cho học sinh tài năng mà em luôn mơ ước, chị Hồ Điệp – mẹ của cậu bé chia sẻ: “Tri thức cũng như những hạt mưa bụi, biết đón nó mỗi ngày ta như ruộng ngấu, nảy nở những hạt mầm. Hãy nhẫn nại làm giàu trí tuệ bằng những điều giản dị. Như cách mà em cần mẫn tìm tòi, tham gia những cuộc thi thú vị để thử sức mình, để thấy mình còn quá bé nhỏ so với biển học mênh mông…”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét