Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

NHỮNG "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN - Thật đáng để suy ngẫm

1/ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Đức Hùng Sưu tầm
Trên đây là những đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Mình thật sự ngỡ ngàng bởi những thông tin rất thú vị . Liệu bao nhiêu trăm năm nữa con người Việt chúng ta mới được như thế nhỉ?
Trích từ http://vitalk.vn

Tản mạn sau bốn tháng đến Nhật

Sau một đêm bay dài chiếc máy bay cũ kĩ của hãng hàng không Malaysia Arlines đưa tôi đáp xuống đất nước Nhật Bản. 
Sân bay Narita - cửa ngõ đến với Tokyo thủ đô Nhật Bản - không quá to so với tôi tưởng tượng. Cảm giác nó nhỏ hơn so với sân bay Kuala Lumpur mà chúng tôi quá cảnh trước đó. Nhưng điều tôi cảm nhận đầu tiên đó là sự yên bình của một sân bay quốc tế. Những hàng cây xanh mướt, những cánh đồng thẳng tắp ôm trọn lấy sân bay tạo cho những người Việt Nam như chúng tôi lần đầu đến Nhật một cảm giác thân quen lạ thường.
Đáp xuống sân bay cùng với mấy chục học sinh cùng đoàn, nhìn mặt ai nấy chúng tôi có thể cảm nhận được sự mệt mỏi hằn lên khuôn mặt mỗi người sau một đêm bay dài và nỗi buồn của sự chia ly - những du học sinh lần đầu đến Nhật. Chuyến tàu điện đưa chúng tôi đến làm thủ tục với Hải quan sân bay. Tôi đã vô cùng xúc động với sự tận tâm, nhẫn nại, ân cần đến rung động lòng người khi nhìn những nhân viên sân bay chỉ bảo những du học sinh điền thông tin nhập cảnh - đồng hồ lúc đó điểm 6h sáng theo giờ Tokyo. Một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự rất khó mà thấy được ở sân bay nước khác chứ chưa nói gì đến bộ phận hành là chính ở Việt Nam.
Trên chiếc ô tô chở những du học sinh chúng tôi đến với ký túc xá của trường, chúng tôi có dịp làm quen với một anh bạn người Hàn Quốc, có lẽ đã định cư lâu tại Nhật. Những câu chuyện vui cười cứ thế diễn ra làm chúng tôi quên dần đi những mệt mỏi vừa trải qua.
Khung cảnh hai bên đường thật đẹp, những hàng cây xanh mướt chạy dọc hai bên đường làm tôi dường như quên mất mình đang đi vào một siêu đô thị lớn hàng đầu thế giới. Ngoái cổ lại đằng sau tôi đùa với anh bạn người gốc Hưng Yên "hình như cây bên này được rửa thì phải", " hình như thế mà sao họ lại rửa được nhỉ". Anh bạn trả lời làm tôi phì cười. Chiếc xe chạy bon bon trên một hệ thống đường chất lượng rất cao. Toàn bộ hệ thống đường của Nhật nhất là đường cao tốc rất phẳng và êm như mặt sân tenis ở Việt Nam vậy. Hai bên đường là sông hoặc cây cối được kè rất gọn gàng và sạch sẽ.
Thời tiết Nhật Bản chào đón chúng tôi với cái nắng dịu nhẹ đặc điểm của khí hậu vùng ôn đới. Chúng tôi đến với Nhật Bản vào mùa Xuân mùa đẹp nhất trong năm trên đất nước này. Cái không khí lành lạnh vẫn đan xen vào buổi chiều và buổi tối không khác mấy so với ở Việt Nam. Có một điều cảm nhận rất rõ ràng là nơi đây có một bầu trời xanh thật đẹp, trong vắt, cao và thanh thoát đến lạ thường. Nhưng vào hè tại đất nước này không khác so với các nước vùng Nhiệt đới là bao khi mà nhiệt độ tiệm cận lên tới 36 -37 độ. Có lẽ đây là điều khá bất ngờ đối với một đất nước ôn đới cận nhiệt.
Người Nhật rất coi trọng thiên nhiên. Họ sống hòa mình với thiên nhiên, điều dễ thấy ở các quốc gia phát triển hiện nay. Thành phố Tokyo rộng lớn nhưng rất nhiều công viên và cây xanh hai bên đường. Những con chim bồ câu bay hàng đàn thỏa thích mà không bao giờ lo lắng bị săn bắn hay giết thịt. Tại các quảng trường nhà ga hay hầm đường đi bộ luôn có rất nhiều chim bồ câu sống và làm tổ hòa bình với con người. Điều đặc biệt ở nơi đây là có rất nhiều quạ sống ở những ngọn cây hay tầng cao của các tòa nhà. Chúng kiếm ăn bằng cách thả các quả hạch cho ô tô đi qua làm vỡ lớp vỏ để còn sót lại nhân.
Chúng tôi, những người Việt Nam mới đến Nhật đã rất bất ngờ về chuyện đổ rác của người Nhật. Rác luôn được phân loại thành các loại cháy được, không cháy được để phục vụ cho công việc tái chế và được đổ vào các ngày khác nhau. Người Nhật rất coi trọng chuyện này, nên đi dọc thành phố gặp rác hầu như là một chuyện rất hiếm.
Trên đường phố Tokyo xe cộ không quá đông đúc như hình ảnh tôi nghĩ về một thành phố 30 triệu dân. Nhưng giao thông tổ chức ở đây thì thật tuyệt. Người Nhật giống như người Anh Quốc họ đi về phía bên trái đường nên những người Việt Nam mới sang thường hay lạ lẫm với điều này. Ở Nhật người đi bộ là số một có lẽ cũng được hình thành do thói quen đi bộ của người dân tại đây. Trên tất cả các đường phố đều có vỉa hè rộng rãi thoáng mát dành riêng cho người đi bộ và một phần người đi xe đạp. Tại các ngã tư giao nhau luôn có dòng chữ "Dừng Lại" để nhắc nhở các tài xế quan sát dừng lại và nhường đường cho người đi bộ. Người dân nơi đây thực hiện điều này rất tốt, có thể thấy ở tất cả các ngã tư dù vắng hay không họ đều cho xe dừng lại quan sát rồi mới đi tiếp. Có thể nói xã hội Nhật Bản là một xã hội cảm thông khi tất cả các vỉa hè đều có các gờ nhằm định hướng cho người mù và người tàn tật có thể dễ dàng xác định được hướng đi cho mình.
Hệ thống giao thông của Nhật Bản được kết nối bởi một hệ thống tàu điện đan xen và dày đặc với nhiều loại khác nhau. Biểu tượng là hệ thống tàu siêu tốc Shinkanshen nối liền đất nước Nhật Bản như hệ thống tàu Bắc Nam của Việt Nam vậy. Để cảm nhận rõ nhất về sự hối hả nhộn nhịp về cuộc sống của người dân nơi đây thì dễ dàng nhất là xuống các ga tàu điện chứng kiến cảnh từng đoàn người hối hả lên xuống như con thoi. Người Nhật Bản không khó để sở hữu cho mình một phương tiện cá nhân nhưng phần lớn người dân nơi đây chọn phương tiện đi lại là tàu điện. Vì vậy nên tắc đường hầu như không xảy ra tại đất nước này. Trên tàu điện mọi người rất yên lặng nghe nhạc hay đọc sách giống như đang ngồi trong một thư viện thu nhỏ vậy, yên bình trong sự hiện đại.
Trên tất cả các ga tàu điện, các siêu thị lớn nhỏ hay các nơi công cộng đều có thể thấy người dân ở đây thực hiện văn hóa xếp hàng rất tốt. Dù là người da đen da trắng hay người Nhật, quan chức hay dân thường đều trật tự xếp hàng theo thứ tự của mình. Nếu ai không chú ý họ sẵn sàng nhắc nhở hãy xếp hàng và nhường vị trí cho người đứng trước. Rất quy củ.
Có một điều có lẽ rất lạ lẫm đối với người Việt lần đầu sang đây, đó là công tác bầu cử của người Nhật. Vào mỗi lần bầu cử dù là Trung ương, thành phố hay quận đều có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe treo loa tứ phía, bên trong người ứng cử nói những mục tiêu, cương lĩnh tranh cử của mình, liên tục vẫy tay và nói xin cảm ơn. Tại các ngã tư lớn người ứng cử với chiếc loa đặt bên cạnh như "mõ" của Việt Nam vậy. Liên tục nói liên tục cảm ơn mặc dù trời nắng chói chang, mồ hôi vã ra nhưng vẫn có thể thấy được nụ cười và sự quả quyết của họ muốn người dân đặt niềm tin và lá phiếu nơi mình. Ngoài đường phố rất ít những tờ rơi quảng cáo như ở Việt Nam mà thay vào đó là những hình ảnh những ứng cử viên thể hiện cho chiến dịch tranh cử của mình. Có thể nói dù là nền dân chủ còn non trẻ nếu đem so sánh với các nước Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng có thể thấy đây là một xã hội dân sự và dân chủ thực sự theo đúng nghĩa của nó.
Tại các cơ quan hành pháp như quận ủy, thành ủy, mặc dù không biết rõ họ có thực hiện cơ chế một cửa như của ta không nhưng thái độ lịch sự và phong cách làm việc của họ rất chu đáo và nhiệt tình. Luôn có một nhân viên túc trực hướng dẫn tận tình các thủ tục trước khi vào làm việc đối với người nước ngoài như chúng tôi. Thời gian chờ đợi rất ngắn giấy tờ không tới nỗi quá nhiều nhưng cách làm và cách quản lý khá khoa học. Những người làm trong bộ máy hành chính ở đất nước này họ được trả về đúng với vị trí chỉ là người làm công ăn lương cho nhân dân mà thôi.
Bất kì một quốc gia nào muốn ổn định đất nước đều phải duy trì một bộ máy công an cảnh sát. Nhật Bản cũng vậy. Có lẽ những người Việt Nam như đã quá quen với hình ảnh công an nhất là cảnh sát giao thông ở Việt Nam đi đâu cũng không muốn giáp mặt họ nên có những mặc cảm nhất định. Và tình trạng tham nhũng của lực lượng này ở Việt Nam làm hình ảnh người công an đẹp có lẽ khá hiếm trong tâm tưởng mỗi người Việt. Nhưng thực sự chúng tôi rất bất ngờ với những người chiến sỹ công an tại đây. Một hình ảnh rất bình dị khi những người công an gìn giữ an ninh cho một thành phố thuộc loại lớn nhất thế giới mà phương tiện đi lại của họ chỉ là những chiếc xe đạp đơn giản không được hiện đại cho lắm. Cứ như vậy họ tuần tra khắp thành phố, cũng có ô tô nhưng có lẽ chủ yếu là dành cho lực lượng cảnh sát giao thông. Ấn tượng của tôi với lực lượng này là họ rất lịch sự, chu đáo. Khi bạn bị lạc vào một thành phố xa lạ thì đây sẽ là lực lượng cứu cánh đắc lực nhất. Họ sẽ chỉ bảo hướng dẫn tận tình và có thể đưa về tận nơi cư trú. Nhiều lần nhìn những cảnh sát còng lưng đuổi theo ai đó trên chiếc xe đạp mà muốn bật cười. Công an ở đây thật lạ. Tuy lạ nhưng có thể nói họ hoàn thành công việc rất tốt, hiệu quả công việc thì thấy rõ. Cả một thành phố lớn đôi lúc chỉ được gìn giữ bởi những nhân viên bình dị như vậy.
Người Nhật có thói quen mua bán tiêu dùng đều qua các siêu thị và trung tâm thương mại. Tại các vùng nông thôn dù họ có trồng được các sản phẩm nông nghiệp thì họ cũng bán lại cho các siêu thị và ra các siêu thị mua ngược lại về dùng. Điều này có thể thấy người dân nơi đây tuyệt đối tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm ngoài thị trường. Các siêu thị ở Nhật không quá to nhưng nhiều và cũng không hề đắt cho lắm. Các máy bán hàng tự động được lắp đặt ở tất cả các ngõ ngách nên dù có đi đâu cũng rất dễ dàng có thể mua được các sản phẩm thiết yếu, không bao giờ lo bị chặt chém như các khu du lịch ở Việt Nam cả.
Để có niềm tin với người tiêu dùng như vậy thì cách làm, cách chế biến thực phẩm trong các nhà máy, công xưởng cực kì sạch sẽ và hiện đại. Mỗi công nhân trước khi vào làm đều phải sát trùng sạch sẽ quần áo, kiểm tra móng tay kĩ càng, rửa sạch tay và đeo bao tay cẩn thận. Trong quá trình làm thỉnh thoảng họ lại đi sát trùng lại. Khi dây chuyền bị quá tải thực phẩm rơi xuống đất họ quyết không dùng lại vì đồ đã bẩn. Nhìn cách họ làm có thể nói tầm quan trọng về sức khỏe của một dân tộc quan trọng tới nhường nào, cũng phần nào giải đáp được sức mạnh của dân tộc này. Và lại càng thêm thương cảm khi bao người Việt Nam vẫn hàng ngày ăn đồ bẩn ôi thiu hóa chất từ Trung Quốc tràn vào.
Là một quốc gia phát triển, người Nhật có lẽ đã rất chú trọng tới một sự bền vững khi họ cân bằng được phát triển kinh tế và phát triển Văn hóa. Người Nhật luôn tự hào về nét cúi đầu khi gặp nhau với quan niệm "cúi nhưng không thấp". Tại nơi đây dù nền kinh tế tư bản thịnh hành đã từ rất lâu nhưng luôn cảm nhận được trong lòng nó bản sắc của người Nhật. Một nền Văn hóa phương Đông sâu sắc. Thành phố Tokyo có rất nhiều chùa đền và các am nhỏ thờ tự. Không lấn chiếm, không cảnh bán hàng hỗn tạp, các đền chùa đều yên ắng uy nghi tạo cảm giác rất thanh tịnh. Các Trung tâm thương mại hiện đại hay các cửa hàng nhỏ thì lượng sản phẩm văn hóa của người Nhật luôn chiếm số lượng lớn và được người dân khá ưa chuộng. Nó cho thấy một nền tự Tôn dân tộc rất lớn của người dân nơi này. Bất giác tôi nhớ lời của một người đi trước từng nói "không gì làm mất nước dễ như mất Văn hóa" quả không sai.
Cuối cùng điều tôi muốn nói là Cộng đồng người Việt tại Quốc gia Đông Á này. Người Việt đã sang Nhật học hỏi từ thời cụ Phan Bội Châu với lứa Cường Để, Trần Đông Phong... diễn ra tới tận bây giờ. Do vậy cũng đã hình thành một cộng đồng người Việt khá lớn tại đây. Người Việt trong những năm gần đấy ngày càng sang Nhật càng nhiều nhưng phần lớn sang để tìm cơ hội cho cuộc sống chứ lý tưởng như ngày xưa chắc chẳng ai còn nhớ chứ chưa nói gì tới chuyện mang theo.
Người Việt có thể nói ở đất nước này khá đông, luôn có tinh thần cầu tiến chăm chỉ lao động và cũng được khá nhiều người Nhật quý mến. Tuy vậy đông nhưng thiếu đoàn kết. Có lẽ vẫn mang bản tính tiểu nông của một nền nông nghiệp kém phát triển người Việt sống khá manh mún, ít dựa vào nhau tinh thần đoàn kết rất kém. Thêm vào đó do cuộc sống đất khách quê người còn khó khăn nên một số cá nhân làm việc xấu ảnh hưởng tới Cộng đồng khá lớn. Điều này cho thấy tầm nhìn hẹp và tính ăn xỗi của người Việt nơi đây. Đồng thời người Việt dù rất chăm chỉ nhưng lại thiếu tính sáng tạo, năng động. Rất khó bắt gặp một ông chủ người Việt hay người Việt làm ăn lớn tại Quốc gia này, điều này khá trái ngược với người Trung Quốc. Sức mạnh Quốc gia ở đây có thể được nhìn thấy phần nào.
Hơn bốn tháng sống học tập và làm việc tại Quốc gia Đông Á bí ẩn này tuy chưa nhiều nhưng đã để lại trong tôi những cảm xúc những cái nhìn và cách nhìn khác nhau. Có thể hiểu thêm về hai chữ bền vững và sức mạnh của một Quốc gia nó từ đâu và do cái gì quyết định...
Nguyễn Trung Hiếu - Du học sinh tại Tokyo Nhật 

CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam?

“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của  ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc. 
Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
Vị CEO người Nhật
CEO Nhật Bản: ‘Lao động Việt thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ’ - Ảnh 1 Việt Nam và Nhật có cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ. Nhưng ai cũng nhìn thấy rõ khoảng cách phát triển giữa 2 nước ở thời điểm hiện tại.
 Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”
Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.
 Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.
 Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.
Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.
Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại
Một số độc giả đã phản hổi theo nhiều chiều sau khi bài viết này được đăng lên:
Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:
“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.
Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”
Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.
Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”
Trích http://vanhoanhat.com  

Học sếp Nhật từ chai nước uống thừa

Câu chuyện này được khơi gợi từ 1 buổi hội thảo tăng cường quan hệ đối tác giữa 1 số doanh nghiệp Nhật Bản và 1 số cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam.
Khi các đại biểu chào nhau ra về, người viết nhận ra, trên bàn của những người Nhật không còn chai nước suối nào cả; trong khi bàn đối tác Việt Nam vẫn đầy các chai nước, có chai chỉ mới mở nắp.
Một cán bộ phiên dịch cũng nhìn cảnh đó và cười: "Người Nhật sẽ mang theo chai nước uống dở của họ, vì họ sẽ tự buộc mình phải uống cạn chai nước ấy".
Không phung phí chi tiết nào
{keywords}
Người Nhật sẽ mang theo những chai nước uống dở của mình chứ không bỏ lại.
Sự việc khiến người viết nhớ lại những lần làm việc với ông Nguyễn Văn Phu, Phó giám đốc công ty Daiwa (Đà Nẵng), khi đứng lên là ông "nhờ" mang theo chai nước uống dở trên bàn về. "Quy định của công ty mình là thế, bạn thông cảm, các chai nước không được vứt bỏ dở dang. Nếu mình uống không hết thì mang theo uống tiếp, còn hơn là bỏ đó rồi phải đổ đi, rất lãng phí".
Thói quen tập được đó của 1 người Việt đã lâu năm làm chung với người Nhật đủ cho thấy, tập quán sinh hoạt của người Nhật thật sự chỉn chu và tuân thủ đủ những "quy định" nhỏ nhoi nhất, và lâu dần biến thành nếp sống, thói quen tốt. Cũng không chỉ với chai nước lọc, mà bất cứ thực phẩm, đồ dùng nào, người Nhật cũng nghiêm túc sử dụng, không để xảy ra sự phung phí nào.
Không ít người Việt khi cọ xát với những điều này, đã phải "bực mình" thốt lên, hầu như bất cứ cái gì sử dụng được, người Nhật đều tận dụng tối đa; còn cái gì vứt đi của họ, cũng được chắt lọc rất kỹ lưỡng. Họ chỉ ăn vừa đủ miệng ăn, uống vừa đủ mức uống, có thể nói là tằn tiện chi ly đến đáng ngạc nhiên. "Họ nấu nướng rất kỹ lưỡng, pha chế đồ ăn tỉ mỉ mà lại chỉ làm rất ít, chỉ vừa đủ để ăn uống thôi, không dư thừa. Rau thì rửa kỹ như chà từng cọng, mỗi loại rau rửa 1 cách. Thịt cá thì xử lý từng gram cụ thể, chi tiết như đo vàng". Nhận xét này của 1 doanh nhân Việt từng sống nhiều năm ở Nhật được đưa ra nhằm chứng minh: người Nhật là "tằn tiện' nhất thế giới !
Hãy tập hành xử tiết kiệm
Quay lại với chai nước lọc, 1 nhân viên khách sạn vốn đầu tư của người Nhật tại Hà Nội từng phân tích, thật sự thói quen tiết kiệm như vậy đã giúp ích rất nhiều cho người Nhật.
Cứ tính kỹ mỗi chai nước chứa 1/2 lít nước, nếu sau 1 buổi họp phải đổ đi 20 - 30 chai nước bởi chẳng ai uống thừa lượng nước còn lại trong 1 chai nước mở nắp cả, rõ ràng là việc hao phí tài nguyên nước đáng suy nghĩ.
Hầu như chẳng bao nhiêu người Việt chú ý điều đó, nên gần như nạn lãng phí nước uống này ở các cơ quan, đơn vị Việt Nam là rất phổ biến.
Trong khi đó, do "tằn tiện", người Nhật chỉ bỏ chai nước khi đã uống hết, họ đã thường xuyên tiết kiệm được 1 lượng rất lớn nước lọc tinh khiết, trong sinh hoạt và chi phí hàng ngày.

{keywords}
Hãy tập uống cạn chai nước của bạn, dù chỉ là 1 chai nước nhỏ trên máy bay 
Một chai nước tiết kiệm như vậy, mỗi cân thực phẩm được tiết kiệm như vậy, tính ra đã giảm thiểu hao phí xã hội rất lớn, phải chăng khiến nước Nhật thêm 1 lý do để ngày càng phú cường ?
Hơn nữa, với thói quen tiết kiệm, chi tiêu đúng mực, hành xử tinh tế như vậy, người Nhật còn xây dựng được thái độ giao tiếp chừng mực, bặt thiệp nghiêm túc cho mình.
Từ những chi tiết nhỏ giữa đời thường đến kỹ năng sáng tạo với công việc, khéo tận dụng mọi chi tiết tưởng chừng nhỏ nhất, người Nhật mới có thể sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ, trí tuệ cực kỳ tinh xảo mà chất lượng lại ở đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Cho nên, muốn có được sự thành công xuất sắc của người Nhật, phải chăng cá nhân mỗi người Việt, hãy nên xem xét lại chính thói quen tiêu dùng lãng phí của mình. Hãy uống cạn chai nước của bạn, đó là lựa chọn khởi đầu tốt nhất !
 

Tại sao cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ?

Đã từng đặt chân đến 80 quốc gia khác nhau trên thế giới, vậy mà sau 20 năm sinh sống tại nước Nhật, nhà toán học người Do Thái Peter Frankl đã phải thốt lên rằng ông ngưỡng mộ nước Nhật và cách giáo dục ở đây.
dạy con, người Nhật, trẻ em, nuôi con
Trẻ con Nhật được dạy cảm ơn cha mẹ, thầy cô... những người đã phải lao động để mang đến cho mình một bữa ăn ngon miệng.
Sở dĩ nước Nhật được cả thế giới khâm phục vì sự phát triển kinh tế thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng với những ai đã từng sống hay nghiên cứu về Nhật Bản đều nhận ra rằng, sự khâm phục đó phải xuất phát từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người.
Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ nhà trường mà còn bởi xã hội. Tất cả các môn học đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức chứ không chỉ có những môn tương tự như môn Giáo dục công dân. Học sinh từ khi học mẫu giáo đã được rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày như cách nói cảm ơn cha mẹ, tự nguyện giúp đỡ và phục vụ các bạn xung quanh, vệ sinh trường lớp…
Khi trẻ lớn hơn bắt đầu bước vào hệ thống giáo dục phổ cập từ lớp 1 đến lớp 9, các em sẽ được học và thực hành các bài học đạo đức với một chương trình được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa, từ dễ đến khó. Nhóm 1 là liên quan đến bản thân, nhóm 2 là liên quan đến người khác, nhóm 3 liên quan đến tập thể, xã hội và nhóm 4 là liên hệ với thế giới tự nhiên. Học sinh ở các độ tuổi khác nhau sẽ học đủ cả 4 nhóm này nhưng với mức độ khác nhau. Ví dụ như với nhóm liên quan đến bản thân, học sinh lớp 1- 2 sẽ được học về “sự cần cù, chăm chỉ” thì học sinh lớp 7-9 sẽ được học về “yêu quý sự thật”.
dạy con, người Nhật, trẻ em, nuôi con
Trẻ con Nhật được làm quen với môi trường & học cách chăm sóc vật nuôi từ khi còn học tiểu học
Việc rèn luyện đạo đức cho trẻ tại Nhật Bản sẽ diễn ra ngay trong các hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở. Tất cả các trường từ thành thị đến nông thôn, (từ cấp I đến cấp III) đều bắt buộc học sinh phải làm vệ sinh lớp học và những nơi công cộng trong trường. Việc làm này không những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập tốt mà còn giáo dục nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật …
Từ khi là học sinh tiểu học, trẻ đã được nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng hàng ngày, quanh năm, ngay cả ngày hè nhằm gắn chặt với môn khoa học, làm quen với thiên nhiên, sinh vật quanh môi trường sống, dần dần hình thành lòng yêu sinh vật, yêu thiên nhiên, yêu quý cuộc sống.
Ngoài ra, những hoạt động trong nhà trường cũng được đặc biệt chú trọng để hoàn thiện chương trình giáo dục đạo đức cho trẻ. Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp II để học cách hoạt động nhóm, thông quá đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể, thúc đẩy trẻ phát triển, khám phá bản thân và khám phá cuộc sống. Những hoạt động này còn giúp trẻ tạo được mối quan hệ gắn bó với bạn bè và thầy cô, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều tình huống để trẻ thực hành ngay trong nhà trường, thầy cô qua đó sẽ nắm được tính cách của trẻ để kịp thời động viên hoặc uốn nắn.
dạy con, người Nhật, trẻ em, nuôi con
Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp II để học cách hoạt động nhóm, thông quá đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể
Chương trình giáo dục đạo đức của Nhật xác định đúng mục đích là rèn luyện cho học sinh chứ không phải để lấy điểm lên lớp. Người Nhật cũng không tham lam ôm đồm nhiều kiến thức mà chỉ chọn ra những điều cơ bản thiết thực nhất để dạy cho con trẻ, để trẻ có được căn bản vững chắc mà phát triển còn hơn dạy cho chúng những điều to lớn viển vông.
Hệ quả của phương pháp giáo dục toàn diện này đã được chứng minh bằng ý thức của cả một cộng đồng người Nhật và ngay cả trên văn bản. Chỉ tại Nhật người ta mới tìm thấy cuốn “Cẩm nang hành động cho toàn dân”, gồm hơn 200 điều, ghi rõ việc cần làm, việc cấm làm, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Ví dụ: "Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay".
dạy con, người Nhật, trẻ em, nuôi con
Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản đạt hiệu quả cao vì đã kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trường học và xã hội. Vì dụ đề tài "Bảo vệ môi trường sống xung quanh" được gia đình giáo dục con em rất chi tiết, thực hành đầy đủ. Đến trường, học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 hằng ngày đều phải làm vệ sinh sạch sẽ trường lớp và những nơi công cộng trong trường suốt hơn 10 năm. Ngoài xã hội, đường xá, chợ búa luôn sạch đẹp, có nhiều thùng rác để gần nhau, dân chúng tự phân loại rác khi bỏ vào thùng.
Được giáo dục kỹ như thế nên mỗi người Nhật có thói quen hành vi đạo đức rất tốt. Ví dụ: Anh Oshima Mituteru, 34 tuổi sang Việt Nam làm việc ở Khu phố 6, quận 3, Tp.HCM, sáng nào anh cũng đi nhặt rác quanh những con đường nơi anh làm việc. Có người hỏi "Tại sao anh làm thế?', anh trả lời với lòng chân thành: "Thay đổi nhỏ môi trường cũng đem đến cho tôi cảm giác hạnh phúc".
(Theo Trí Thức Trẻ)

Bao bì cám con cò Việt Nam thành túi xách thời trang ở Nhật

Khó có thể tin được những chiếc bao bì đựng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam lại trở thành một loại túi xách thời trang được giới trẻ ở Nhật Bản ưa dùng.
Mới đây, thành viên của diễn đàn Otofun có tên là Phan Đức Thái đã chia sẻ những hình ảnh rất thú vị về cuộc sống giới trẻ của Nhật Bản. Những hình ảnh này được anh và bạn bè ghi lại trên các chuyến tàu điện ngầm hoặc trên đường phố ở xứ sở mặt trời mọc.
Một cửa hàng chuyên bán túi xách làm từ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: Phan Đức Thái.
Theo đó, các bạn trẻ Nhật đã đeo những chiếc túi thời trang được làm từ chất liệu là bao bì đựng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam như cám con cò, thức ăn hỗn hợp của các nhãn hiệu trong nước.
Một chiếc túi thời trang làm từ bao bì cám con cò được một bạn trẻ ở Nhật Bản đeo trong một chuyến tàu điện ngầm. Ảnh: Phan Đức Thái.
Nhật Bản tuy là một nước châu Á có văn hóa đậm chất phương Đông nhưng giới trẻ nước này lại có phong cách thời trang thuộc vào hàng phóng khoáng nhất thế giới. Đặc biệt, phong cách thời trang đường phố Nhật Bản đã trở thành một phần trong văn hóa nước này, cũng như là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến từ các quốc gia khác.
Một chiếc túi làm từ bao bì thức ăn chăn nuôi Việt Nam khác trên đường phố Nhật Bản. Ảnh: Facebook của Phan Đức Thái.
Không quá lời chút nào khi người ta gọi đất nước hoa anh đào và nhất là Tokyo là một trong những trung tâm thời trang ứng dụng lớn của thế giới. Mọi con đường, quán xá, nhà hàng nơi đây đều trở thành sàn diễn thời trang với mỗi cá nhân là một người mẫu có cá tính khác biệt và nét đặc trưng riêng.
Một thanh niên người nước ngoài nổi bật với chiếc túi thời trang lạ lẫm. Ảnh: Facebook Phan Đức Thái.
Hiếm có một đất nước nào tồn tại song song cả hai xu hướng văn hóa ngược chiều nhau mà lại dung hòa, yên bình như Nhật Bản. Đó là nét đẹp truyền thống lâu đời in dấu sâu đậm bởi những nghi lễ, phong tục, trang phục truyền thống như trà đạo, kimono, đền chùa và làn sóng hiện đại vô cùng sôi động của thời trang trẻ đại diện cho phong cách sống của giới thanh niên Nhật.
Ở Nhật Bản, bạn có thể mặc nguyên một bộ đồ cosplay ra đường, với mái tóc có thể nhuộm đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng mà không bất cứ ai phàn nàn. Vì thế, việc những chiếc bao bì thức ăn chăn nuôi Việt Nam tưởng như là phế phẩm bỏ đi lại trở thành một phong cách thời trang cá tính và thú vị không phải là điều quá khó hiểu.
Loại túi thời trang này cũng được bán khá phổ biến ở trên các trang web thương mại của Nhật Bản, với giá khoảng 2120 yên, tương đương với khoảng 400.000 đồng.
Túi thời trang lạ được rao bán trên các trang thương mại điện tử ở Nhật Bản.
Minh Anh - Phan Đức Thái


Lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật gây chấn động Thổ Nhĩ Kỳ

ISTANBUL – Một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào hôm Chủ nhật ngày 22 tháng 3 sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi, Kishi Ryoichi, đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người tán dương lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu theo tên ông.
Passport của vị kỹ sư người Nhật Ryoichi Kishi . Kỹ sư Ryoichi đã làm việc cho công trình xây dựng cầu treo bắc qua vịnh Izmit. Passport được tìm thấy sau khi thi thể của ông được phát hiện tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23 tháng 1 năm 2015 (Ảnh chụp bởi Erhan Erdogan/Anadolu Agency/Getty Images)
Theo tin tức từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, thi thể người kỹ sư đã được một nhóm sinh viên tìm thấy tại cổng nghĩa trang thành phố Yalova ở phía Tây Bắc nước Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh sát cho biết ông đã tự cắt mạch máu tại tay và cổ. Đồng nghiệp sau đó đã tìm thấy một bức thư mà ông để lại trong phòng, trong đó viết rằng ông Ryoichi tự lãnh chịu trách nhiệm gây ra tai nạn. Được biết ông Ryochi đã rất suy sụp sau tai nạn này và bỏ đi vào tối hôm Chủ nhật.
Cây cầu đang được thi công sẽ nối liền hai thành phố Izmit và Yalova ven biển Marmara. Đây là công trình xây dựng một trong những cầu treo dài nhất thế giới, với chiều dài 3km và tiêu tốn 1 tỷ đô la Mỹ. Theo dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017, sẽ làm giảm đáng kể thời gian đi lại men theo vịnh Izmit.
Công trình đã có một hư hại nhỏ vào ngày thứ Bảy, 21 tháng 3, khi cuộn dây cáp dẫn đường (pilot cable) – được sử dụng tạm thời khi xây dựng lối đi trên cầu – bị đứt và rớt xuống biển. Không có trường hợp thương vong nào và giao thông trên biển chỉ bị gián đoạn trong một khoảng thời gian ngắn.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bàng hoàng với tin tức này vì tai nạn không gây thiệt hại lớn và rất may là không có người thương vong. Ở Thổ Nhĩ Kỳ tai nạn xảy ra tại các công trường thi công là khá phổ biến, đặc biệt trong năm 2014 đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử đất nước này tại một mỏ khai thác khoáng sản, cướp đi sinh mạng của 301 người. Tuy nhiên không ai đứng ra chịu trách nhiệm trong những tai nạn như thế.
Người dùng mạng xã hội tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang rất thương cảm với người kỹ sư này. Mặc dù hành động này có phần cực đoan nhưng rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của ông Ryoichi và một số người mong muốn cây cầu được lấy theo tên ông. Dưới đây là một số lời bình luận trên Twitter:
“Kishi Ryoichi, một con người thật đáng kính. Chúng ta sẽ không bao giờ quên tên ông. Khi sợi dây cáp của đất nước này bị đứt, không ai từ chức. Khi sợi dây cáp trên cầu bị đứt, Kishi Ryoichi đã tự vẫn”. Cây cầu nên được đặt tên là Kishi Ryoichi Nhật Bản để chúng ta hiểu được từ ‘đáng kính’ nghĩa là gì.
“Có người thấy rằng điều này thật đáng cười, bởi vì chúng ta đã quen nhìn thấy người gian trá và không biết xấu hổ. Nhưng trên thế giới này có một điều gọi là ‘lòng tự trọng'”.
Trích báo Vietdailynguyen.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét