Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Viết Nhật ký hành trình phải sáng tạo ??? - Lật tẩy sự dối trá của Huyền Chip



Người kiến nghị dừng phát hành sách của Huyền Chip: "Tôi muốn lật tẩy sự dối trá"

"Huyền Chip đã thể hiện một thái độ hết sức vô lễ, thiếu văn hóa và quan trọng hơn cả là thách thức dư luận. Tôi muốn làm việc này để cho Huyền hiểu được mà trưởng thành hơn", anh Trần Ngọc Thịnh cho biết. 

Trần Ngọc Thịnh là học giả của chương trình Fulbright ngành Quản lý công năm 2009. 

Thời gian gần đây, dư luận đang ồn ào với nghi án cuốn nhật ký kể lại chuyến đi vòng quanh thế giới qua 25 nước của Huyền Chip có sự mập mờ về sự thật.
Theo dõi các tranh luận xung quanh cuốn sách của Huyền Chíp, người đọc sẽ thấy có nhiều điều thú vị, thay vì coi là chuyện ồn ào, lùm xùm tầm phào. Những tranh luận này cho thấy rõ cách mỗi người cư xử với sự thật, và đồng thời thể hiện những quan điểm sống khác nhau trong mỗi cá nhân, mỗi thế hệ ở xã hội Việt Nam.
Cùng quan điểm với nhiều độc giả, cho rằng cuốn sách có nhiều điểm nghi vấn, nhưng không dừng lại ở việc bàn cãi trên mạng, trên báo chí, một người đọc có tên Trần Ngọc Thịnh - một chuyên gia tư vấn độc lập cho các dự án phát triển tại Việt Nam - đã gửi kiến nghị tới Cục Xuất bản về việc xem xét tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng của cuốn sách hai tập mang tên “Xách ba lô lên và đi” của Huyền Chip.
Chúng tôi đã liên lạc với anh Trần Ngọc Thịnh để tìm hiểu rõ hơn về lý do gửi đơn kiến nghị cũng như quan điểm cá nhân của anh về sự việc liên quan đến nữ tác giả Huyền Chip.
PV: Thời gian gần đây, câu chuyện về chuyến đi 25 nước của Huyền Chip đã ít nhiều nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, người đồng tình, người phản đối. Trong khi nhiều người chỉ lựa chọn cách "tọa sơn quan hổ đấu" thì anh lại ra mặt, công khai đưa ra quan điểm mà theo anh là để "lật tẩy sự dối trá" của Huyền Chip. Vì sao vậy?
Vì tôi cho rằng trong đấu tranh để giành lấy công lý và sự thật, không có gì phải sợ hãi, không có gì phải ẩn danh. Tranh luận công khai là biểu hiện của một xã hội văn minh. Đây cũng là một yếu tố đảm bảo văn hóa tranh luận mà tôi đã nói tới trong bài viết của tôi về văn hóa tranh luận của người Việt thông qua sự kiện sách của Huyền Chip. Trong tranh luận, nếu bạn không chính danh, rất dễ bị quy chụp là "anh hùng bàn phím". Việc tôi làm tôi không thấy có gì sai trái mà phải ẩn danh cả.
PV: Anh đã chính thức gửi đơn lên Cục Xuất bản, kiến nghị "tạm đình chỉ phát hành cuốn sách này để thẩm định lại, nhằm đưa ra quyết định xử lý nghiêm minh". Hành động này cùng với một số bài viết trước đây của mình khiến nhiều người tự hỏi không biết anh có hằn học hay thù oán cá nhân gì với cô gái 23 tuổi này không?
Tôi đã trả lời nghi vấn này trên Facebook Page của mình. Tôi xin nói lại là tôi mới biết bạn Huyền Chip từ sau buổi họp báo hôm 19/9/2013 ở Hà Nội nên không có gì là ân oán quá khứ để mà trả thù. Tôi và nhiều độc giả đã rất bao dung khi cho em cơ hội giải thích và trình bày tại 2 buổi họp báo, nhưng bạn Huyền Chip đã thể hiện một thái độ hết sức vô lễ, thiếu văn hóa và quan trọng hơn cả là thách thức dư luận. Việc bạn ấy cố tình thách thức dư luận là điều khiến tôi cảm thấy bất bình nhất. Tôi muốn làm việc này để cho Huyền hiểu được mà trưởng thành hơn.
PV: "Đi 25 nước với 700 đô trong tay", Huyền Chip đã trở thành một hình tượng của giới trẻ về việc dám nghĩ, dám làm. Anh công khai phản ứng như vậy có sợ người hâm mộ của cô ấy ném đá?
Tôi nghĩ có 2 cụm từ khi nói về Huyền Chip làm những người hâm mộ bạn ấy bị mê muội.
Cụm từ thứ nhất là "truyền cảm hứng". Mọi người cứ thấy truyền cảm hứng là cổ vũ, nhưng sao không hỏi là truyền cảm hứng cái gì? Tôi không phản đối việc đi du lịch khám phá, nhưng hãy nhìn lại đất nước mình. Đất nước còn nghèo, mà chỉ lo hưởng thụ, với đi du lịch, các bạn trẻ không lo học hành, chi lo ăn chơi thì làm sao đất nước khá lên. ​​Nhìn sang các nước giàu có, họ học tập và làm việc chăm chỉ để rồi lúc đó mới đi du lịch, hưởng thụ khám phá thế giới. Đất nước họ giàu có, Tây ba lô với khoản trợ cấp thất nghiệp còn thừa tiền để sống thoải mái ở Việt Nam, còn chúng ta thì sao, chưa lo làm giàu đã lo hưởng thụ. Tôi thấy Huyền Chip đi du lịch khi không có tiền, phải sang đó làm việc chui lủi, rồi phạm pháp chỉ để thỏa mãn cái sự tò mò, thích trải nghiệm của tuổi trẻ thì việc "truyền cảm hứng" đó cần phải soi xét lại.
Cụm từ thứ hai là "dám nghĩ, dám làm". Giống như cụm từ trên mọi người cứ thấy ai "dám nghĩ, dám làm" là thần tượng. Không thấy ai trong số đó tự hỏi dám nghĩ cái gì? dám làm cái gì?  Huyền Chip thừa nhận vượt biên trái phép, rồi cư trú bất hợp pháp ở Malawi, rồi làm việc với visa du lịch không có working permit như thế, toàn là việc phạm pháp nghiêm trọng như thế. Từ khi nào một thanh niên phạm pháp trở thành hình mẫu thanh niên vì dám nghĩ dám làm? Dám nghĩ, dám làm thì nó cũng phải là nghĩ cái gì và làm cái gì chứ? Nếu Huyền Chip dám nghĩ chuyện có ích, dám làm việc có ích cho xã hội thì đáng khen. Đây là dám nghĩ tới việc trốn vé, làm giả giấy tờ, vượt biên để tiết kiệm tiền, để trải nghiệm và dám làm nó bất chấp hậu quả nghiêm trọng thế nào thì có gì để độc giả ngưỡng mộ.
PV: Trong một số bài viết của mình, anh muốn Huyền Chip nhận mình đã không thành thật trong một số đoạn của cuốn sách. Nhưng nhiều người cho rằng, nếu yêu cầu sách phải đúng thực tế 100% là quá cực đoan. Anh nghĩ sao về điều này?
Không, nếu tác giả ghi ngay từ đầu đây là cuốn tiểu thuyết hay có yếu tố hư cấu thì không ai đòi hỏi phải thật. Nhưng tác giả mô tả nó là nhật ký hành trình thì tính chân thực phải đặt lên hàng đầu. Trong sách có nhiều tình tiết rất phi lý. Ví dụ, Huyền Chip bị xe máy chạy 100km/h (làm sao bạn ấy chắc tốc độ xe máy chạy thế) đâm vào gãy ống đồng mà 3 tuần sau có thể chạy nhảy, leo núi thì sự thật là 0% chứ không được nổi 1%. Hoặc là không có trình độ, mới tốt nghiệp cấp 3, sử dụng visa du lịch ngắn ngày, không có kinh nghiệm làm việc, không biết tiếng bản địa mà có thể xin được việc 150USD/tuần ở một nước châu Phi nghèo hơn Việt Nam rất nhiều, với tỷ lệ thất nghiệp đang lên tới 50% thì khó mà tin được. ​​
PV: Mạng xã hội đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, nhưng đi kèm với lợi ích cũng có không ít tác hại. Nhiều người nghĩ rằng anh đang dùng sức ảnh hưởng của mạng xã hội và kinh nghiệm của mình để chèn ép một cô gái trẻ. Anh nghĩ sao?
Tôi không chèn ép ai cả, cái tôi làm là để tìm sự thật không chỉ riêng tôi mà rất nhiều độc giả mong đợi. Nếu Huyền Chip không ngoan cố, không thách thức thì sẽ chẳng có việc này. Đây là việc vạn bất đắc dĩ. Và cũng xin nói lại cho rõ, đây là một kiến nghị để mời cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vì tranh luận không thể kết thúc khi Huyền Chip liên tục từ chối. Đây không phải là kiện tụng mà có thể coi là chèn ép. Còn về mạng xã hội, tôi muốn dùng mạng xã hội để có thể truyền đạt thông điệp của mình với mọi người. Quyền lựa chọn là của các bạn, tôi chỉ cảnh báo và đưa ra các lựa chọn mà thôi.​​
PV: Vậy còn những ý kiến cho rằng tìm cách kiến nghị để đánh bóng tên tuổi?
Đây là một nhận xét có tính quy chụp, phán xét mà tôi cho rằng nếu họ không đưa ra dẫn chứng gì cụ thể thì tôi không có việc gì phải đi thanh minh với những người này.
PV: Có thể nhận thấy anh là một trong những người đã theo dõi sự việc này ngay từ đầu, mỗi cuộc họp báo hay ý kiến của Huyền Chip đều được anh lưu lại, đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân. Nhưng có vẻ như chính sự quan tâm đó của anh đã khiến nhiều người cho rằng anh hẹp hòi, chấp nhặt, thậm chí "đã làm được bằng cô gái đó chưa mà công kích cô ta". Anh nghĩ sao về những lời nhận xét này?
Đây là những lỗi ngụy biện hết sức phổ biến mà những ai ​​bênh vực huyền Chip thường xuyên vào Facebook Page của tôi để tham gia tranh luận. Thứ nhất, nếu coi Huyền Chip là một đầu bếp, thì cuốn sách của cô ta là một món ăn. Độc giả là thực khách sẽ là người nói xem món ăn đó ngon hay dở. Do vậy, để nhận xét một món ăn, chả lẽ thực khách phải trở thành đầu bếp?
Như đã nói ở trên, tôi chỉ bắt đầu biết và quan tâm tới Huyền Chip từ vụ họp báo, trước cái status không chủ ngữ và đầy tính hăm dọa, tôi đã đi dự họp báo xem tác giả công bố sự thật như thế nào. Và từ đó tôi mới theo dõi vụ này đến giờ, trước đó tôi không quan tâm tới Huyền Chip và sách của bạn ấy. Còn việc cho rằng đi tìm sự thật, đi tìm chân lý, đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực là hẹp hòi, là ích kỷ thì đó là một sự ngụy biện theo kiểu công kích cá nhân nhằm bao che cho sự đuối lý.
PV: Một số ý kiến cho rằng, không chỉ công kích Huyền Chip, anh còn có những lời quá thẳng thắn và có phần hơi quá khi nhận xét về 2 vị khách mời trong buổi họp báo tại Hà Nội của Huyền Chip và nhận được những phản ứng không hay từ cộng đồng mạng. Anh có thể giải thích việc này không?
Tôi đã đọc lại những gì mình viết và tôi thấy không có gì gọi là quá quắt. Hai vị khách mời đáng kính trọng đã làm nhiều người thất vọng tràn trề sau buổi họp báo, với tư cách là người bình luận, tôi đã thẳng thắn phê phán quan điểm của 2 người này bằng lập luận chắc chắn. Dẫu sao thì không thể tránh khỏi cảm xúc cá nhân xen lẫn vào câu chữ. ​​
PV: Anh sẽ còn theo vụ Huyền Chip đến bao giờ? Nếu Cục xuất bản không đình chỉ việc phát hành cuốn sách, anh sẽ làm gì tiếp theo?
Nhà báo Minh Trí bên báo Công an Nhân dân là nhà báo đầu tiên đặt ra nghi vấn về cuốn sách này. Tôi hy vọng tôi là người cuối cùng phải làm việc đó. Tôi tin là với những bằng chứng và lý lẽ đã trình bày trong thư kiến nghị, Cục xuất bản sẽ đứng về phía tôi và đông đảo độc giả chờ mong sự thật. ​​
PV: Anh khẳng định rằng anh "theo đến cùng" vụ Huyền Chip không vì bất cứ mục đích cá nhân nào?
Mục đích là để tìm lại sự thật. Tôi muốn xem tình hình diễn biến thế nào, ngay bây giờ không thể nói trước được điều gì.
PV: Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này!
Một đoạn trong bài viết của anh Trần Ngọc Thịnh về Huyền Chip và cuốn sách mới xuất bản:
"Văn hóa Việt Nam có câu "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”, vì thế chúng tôi đã khoan dung và mở rộng vòng tay đón nhận em trở lại và trông mong em giải đáp thắc mắc của chúng tôi một cách có trách nhiệm trong các buổi họp báo của mình mà em hứa là sẽ giải đáp mọi thắc mắc. Nhưng những gì chúng ta nhận được là sự xúc phạm bởi thái độ hỗn hào, xấc xược và đầy thách thức của em. Nếu em thừa nhận sai, có hư cấu thì có phải vui vẻ hơn không. Còn nếu em đúng, thì ai nghi vấn sẽ xin lỗi em thôi. Nhưng em đã chọn quay đầu lại với dư luận. Những tưởng rằng quay đầu lại là bờ, nhưng ai ngờ lại là biển cả (kèm theo bão cấp 17).
Sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, một thế giới phẳng nơi mọi nơi trên thế giới đều đã từng có người đặt chân đến, hoặc được biết đến. Nơi thông tin phổ biến khắp mọi nơi thì sự giả dối, bịa đặt sẽ bị phát hiện không sớm thì muộn. Chắc bố mẹ em có dậy em câu này “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”, em không thể che giấu mãi được em ạ. Vì thế hãy sống chân thực với chính mình, với dư luận đang soi xét mình. Hãy làm những việc cần làm trước khi nó quá muộn".


Đẹp Online cũng có một cuộc trao đổi với độc giả Trần Ngọc Thịnh để làm rõ hơn mục đích và mong đợi của anh khi bắt tay vào thực hiện hành động này.
TNT: "Tôi không lợi dụng đám đông để chèn ép ai cả"
- Anh đã đọc hai cuốn sách của tác giả Huyền Chíp (Nguyễn Thị Khánh Huyền) chưa?
- Sau khi đọc xong cuốn thứ nhất, tôi đã thấy xuất hiện nhiều nghi vấn về tính xác thực của nội dung. Vậy nên tới cuốn thứ hai, tôi không muốn mua nữa, vì tôi thấy nó không có đủ giá trị của một cuốn sách, không xứng đáng để mình bỏ tiền ra mua, đọc chỉ mất thời gian, không giúp ích được gì cả.
- Nếu anh chưa đọc sách của Huyền Chíp, thì anh chỉ lấy những căn cứ do độc giả khác đưa lên trên mạng làm dẫn chứng thôi phải không?
- Có những dẫn chứng mà tôi phải đọc sách rồi thì mới lấy được, còn những dẫn chứng đã có sẵn hình chụp trên mạng thì tôi lấy luôn. Ví dụ dẫn chứng về chuyện Huyền Chíp bị đâm gãy chân, đó là ở quyển 1, những thứ khác như vượt biên trái phép, lao động không giấy phép là Huyền Chíp nói ở cuộc họp báo. Đây là những thông tin được công khai cả rồi, và đều khớp với nhau.
- Tôi không băn khoăn về độ xác thực của những dẫn chứng anh đưa ra, mà tôi muốn thắc mắc: tại sao anh không đọc sách, để có cảm nhận đầy đủ hơn?
- Thực ra vấn đề tranh luận ở đây là: tôi không đặt nghi vấn cho toàn bộ cuốn sách, cũng không đặt nghi vấn rằng văn của Huyền Chíp hay hoặc không hay. Đây là cảm nhận của từng người. Tôi chỉ nghi vấn những điều tôi đã đặt ra. Vì vậy, nếu tôi có nghi vấn gì về cuốn sách, thì không có nghĩa là tôi phải đọc cả cuốn sách để hỏi về một câu. Những thông tin tôi nghi vấn và những thông tin còn lại là khác nhau.
Nhiều bạn cũng có thắc mắc này, nhất là những bạn hâm mộ Huyền Chíp. Một thắc mắc nữa tôi hay nhận được là: tại sao anh không viết sách thử đi? Viết sách được như Huyền Chíp rồi hãy thắc mắc. Tôi thấy rất buồn cười. Một người đi ăn nhà hàng, chê món ăn dở lại phải trở thành đầu bếp rồi mới được chê à?
- Sách của Huyền Chíp không hề chứa cam kết với độc giả rằng nó chỉ viết về sự thật, phải ko anh?
- Không phải. Trong quyển 1, có lời giới thiệu của Gs. Nguyễn Lân Dũng, và cả Huyền Chíp cũng ghi rõ: đây là cuốn “nhật ký hành trình”. Đã là nhật ký hành trình thì phải chính xác. Thêm nữa, khi độc giả thắc mắc về độ chân thực của cuốn sách, nếu Huyền Chíp thừa nhận luôn rằng đây là truyện hư cấu thì cũng chả ai tranh luận nữa, tất cả dừng lại. Tuy nhiên, Huyền Chíp vẫn luôn khẳng định rằng mình đúng.
 - Có hai chuyện tôi muốn hỏi ở đây: thứ nhất, “Xách ba lô lên và đi” được tác giả cho rằng thuộc thể loại nhật ký, nhưng điều đó không có nghĩa rằng cuốn sách phải phản ánh 100% sự thật, và thứ hai, mỗi tác giả viết nhật ký đều thể hiện sự chủ quan của họ. Chỉ vì không phản ánh đúng sự thật mà anh kiến nghị Cục Xuất bản đình chỉ việc phát hành cuốn sách liệu có hợp lý?
- Tôi không áp đặt việc phải đình chỉ, tôi kiến nghị Cục Xuất bản xem xét việc đình chỉ phát hành cuốn sách. Đây là quyết định của Cục Xuất bản sau khi họ thẩm định. Tuy nhiên, những lý do mà tôi nêu ra không phải vì cuốn sách sai sự thật, hay có yếu tố cá nhân của tác giả, mà vì những yếu tố vi phạm pháp luật trong cuốn sách. Tôi cho rằng cuốn sách đang tuyên truyền một thứ văn hóa rất xấu cho cộng đồng, như vượt biên, cư trú bất hợp pháp, lao động trái phép.
Tôi nghĩ, khoan hãy nói tới chuyện cuốn sách có truyền cảm hứng, hay khiến người khác làm theo hay không, mà bản thân những việc nêu trong cuốn sách đã là xấu, và không nên được tuyên truyền, sẽ làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí làm ảnh hưởng danh dự của dân tộc này. Nếu ra nước ngoài mà Huyền Chíp thể hiện là người lưu manh, gian trá, chỉ tìm cách để tiết kiệm tiền, lừa gạt người khác để trốn vé, giả mạo nhân thân… thì sẽ ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người Việt Nam khác. Quyền, lợi ích của dân tộc là thiêng liêng, không một cá nhân nào được phép làm tổn hại.
- Khi một cuốn sách được xuất bản, độc giả có quyền mua hoặc không mua, tin hoặc không tin, anh có hơi hạ thấp độc giả không khi cho rằng họ dễ bị tác động xấu, họ không có quyền lựa chọn hoặc không suy nghĩ độc lập? Tự mỗi người sẽ phải đủ trưởng thành để chọn cho mình một tấm gương nào mà họ thấy có ý nghĩa. Xã hội hay bất cứ ai không nên can thiệp vào chuyện đó.
- Đúng là con người có tri thức thì họ được tự do lựa chọn những gì họ muốn. Tuy nhiên, có một ranh giới nhất định giữa những thứ hợp pháp và không hợp pháp, có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được. Nếu chúng ta vô tình áp dụng nguyên tắc tất cả mọi người đều được quyền tự do lựa chọn, thì sẽ gây ra rất nhiều hệ quả cho xã hội. Nếu cho rằng cuốn sách đó là một lựa chọn cho người đọc, thì sẽ tràn lan những văn hóa phẩm đồi trụy, những người chọn cũng hoàn toàn có thể nói rằng: tôi đã trưởng thành, tôi có quyền lựa chọn. Sự kiểm soát của nhà nước sẽ đảm bảo rằng nền văn học này trong sạch, không có các thứ tạp nham nữa.
Tôi không ủng hộ việc kiểm duyệt tất cả mọi thứ, khống chế tự do tư tưởng, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ việc có những sự kiểm soát nhất định, nếu không, xã hội sẽ bị suy thoái về mặt đạo đức, làm cho vàng thau lẫn lộn. Còn kiểm duyệt như thế nào thì có luật pháp quy định. Tôi từng so sánh việc cấm cuốn “Đại gia” và cuốn sách của Huyền Chíp. Một bên là sách hư cấu, tác giả có thể thoải mái viết về tham nhũng,… thì lại cấm, trong khi một cuốn khẳng định là sự thật thì lại viết những điều sai trái.
- Có ý kiến cho rằng, anh có thể nhân danh cá nhân để kiến nghị, nhưng không nên tuyên bố rằng anh hành động như thế vì cộng đồng, vì lợi ích của người đọc.
-Kiến nghị của tôi ký chính tên tôi, đây hoàn toàn là kiến nghị cá nhân, còn việc độc giả quan tâm và ủng hộ là việc của họ. Đây không phải là chuyện lợi dụng đám đông để chèn ép ai cả. Vì khi tôi quyết định làm việc này, có nhiều người nói rằng tôi phải cẩn thận, vì sau Huyền Chíp là một ê kip rất đông, nhưng tôi nghĩ rằng dù tôi có chiến đấu một mình thì lẽ phải vẫn là lẽ phải, không thể nào bẻ cong được sự thực.
Tôi đã chứng kiến, có nhiều người trong xã hội này kiếm tiền không hề dễ dàng gì, một ngày không được 100.000VND, nên khi người ta bỏ ra đồng tiền mồ hôi xương máu mà mua một cuốn sách như thế này, điều đó khiến cho mọi người phải suy nghĩ. Tác giả viết một cuốn sách tạp nham như thế để lấy tiền của người lao động là hành vi không có đạo đức. Không có lý do gì để biện minh cho hành vi đó. Nếu tôi bán một cái điện thoại thật giá 5 triệu đồng thì không ai thắc mắc, nhưng bán một cái điện thoại giả với giá 5 triệu đồng thì lập tức người ta có thể kiện tôi ra tòa. Đó là về mặt pháp lý.
- Đúng thế, anh có thể kiện Huyền Chíp ra toà dân sự, nhưng tại sao anh lại chọn biện pháp can thiệp mang tính hành chính như thế?
- Hành vi của Huyền Chíp có thể đưa ra tòa được, tôi có thể kiện nhà xuất bản về việc bán một sản phẩm dối trá. Tại sao tôi không kiện? Vì tôi nghĩ việc này không cần thiết phải đưa ra tòa, mà phải để cho các bên tự nhìn nhận vấn đề, và quan trọng hơn cả, là có một bên trọng tài.
Hiện nay đang có hai phe, phe bênh vực Huyền Chíp và phe tranh cãi, còn Huyền Chíp thì im lặng không trả lời. Điều đó không đưa sự việc đi tới đâu cả. Đó chính là lý do tôi quyết định đưa vấn đề này ra, và tôi nghĩ đây là một biện pháp hoàn toàn phù hợp vì nó sẽ dừng lại chuyện tranh cãi dài dòng ở đây, cũng như những việc rùm beng để PR cho cuốn sách đó. Tôi nghĩ cái gì thật giả cũng phải rõ ràng, không thể lập lờ được.
Tôi từng viết lời khuyên cho Huyền Chíp, thứ nhất là em hãy thừa nhận rằng thông tin trong cuốn sách mang tính chất phóng đại, hoặc thứ hai, nếu em khẳng định mọi chuyện là đúng, thì em phải có trách nhiệm chứng minh. Em không thể nói rằng em không có trách nhiệm chứng minh. Khi đã bán ra sản phẩm, Huyền Chíp phải có trách nhiệm. Tôi đã đợi xem em ấy phản ứng thế nào.
Tôi bắt đầu viết đơn từ tối ngày 25, khi nhìn thấy bức ảnh bán nude của Huyền Chíp trên mạng. Tôi thấy đây là một chiêu PR rất nhảm nhí, quá rẻ tiền. Điều đó khiến cho nghi vấn đằng sau Huyền Chíp là cả một ê kip có vẻ có căn cứ. Tôi không nghĩ một mình Huyền Chíp lại có thể thao túng nhiều tờ báo đến như vậy.
Tôi cũng không chỉ trích tất cả những phóng viên viết bài bênh vực cho Huyền Chíp, có thể thông tin họ nhận được là sai và họ bị lừa. Họ có thể là nạn nhân, cũng giống như rất nhiều người là nạn nhân. Nhiều người không phân biệt được đúng sai, từ người trẻ tới người già, từ giáo sư, tới tiến sĩ, vậy thì làm sao có thể tin tưởng rằng những người trẻ sẽ không đọc cuốn sách đó mà không xách ba lô lên và vượt biên?
"Tôi muốn cải thiện văn hóa tranh luận" 
- Anh có tự tin rằng mình biết tất cả mọi thông tin đằng sau không?
- Tôi đã nói rồi, tất cả chỉ là nghi vấn. Không phải chỉ là nghi vấn của tôi, mà của nhiều người nữa. Tôi không biết chắc rằng đằng sau Huyền Chíp là ông A bà B, tôi không khẳng định.
- Có ý kiến cho rằng quyền tự do ngôn luận của Huyền Chíp cũng đáng được tôn trọng, giống như quyền tự do ngôn luận của anh?
- Quyền tự do ngôn luận là đúng, nhưng không thể dùng cái đó để biện hộ, muốn nói cái gì thì nói. Nếu những điều Huyền Chíp nói làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác, đi ngược lại với những giá trị đạo lí thì em sẽ bị lên án.
- Và câu hỏi cuối: có ý kiến cho rằng anh là Fulbrighter (học giả của chương trình Fulbright), tại sao anh không quan tâm đến những chuyện lớn lao, các vấn đề kinh tế, xã hội… mà lại dành nhiều thời gian cho việc một cô bé đi du lịch rồi về viết sách?
- Thứ nhất, tôi làm việc này vì không chấp nhận thái độ thách thức của Huyền Chíp. Tính cách cá nhân của tôi (dù tôi không hề thù ghét gì Huyền Chíp, vì tới họp báo tôi mới biết em ấy là ai) là thấy chuyện bất bình là không thể ngồi yên. Công việc của tôi rất bận, tôi không có thời gian dành cho mấy chuyện lặt vặt này, nhưng sau khi ảnh  bán nude của Huyền Chíp được tung lên mạng, tôi có tuyên bố với bạn bè rằng đã quá đủ rồi, tôi không muốn chuyện này kéo dài, khiến mọi người mệt mỏi, và tôi phải làm gì đó để chấm dứt. Việc tôi làm không liên quan gì tới Fulbright cả, đừng lôi kéo học bổng Fulbright vào, vì đây là việc cá nhân tôi. Không thể nói rằng tôi được học bổng Fulbright thì tôi phải làm thế này thế kia.
Thứ hai, về câu hỏi tại sao tôi không làm việc lớn: tôi làm việc nhỏ trước, khi mình chưa làm được việc nhỏ thì đừng nói như thế. Bạn nào viết kiến nghị chống tham nhũng, tôi ủng hộ ngay. Ở Việt Nam có thói xấu là không làm, nhưng thấy người khác làm là chê bai, dè bỉu.
Nhiều người bảo tôi GATO (ghen ăn tức ở - PV), hẹp hòi. Từ bao giờ việc tìm sự thật lại là GATO, hẹp hòi? Từ bao giờ chân lý lại thành hẹp hòi? Nào là “anh này đàn ông lại đi chấp một đứa con gái” – đàn ông hay đàn bà thì đều phải tôn trọng sự thật và chân lý. Nhiều bạn bảo “con bé này ít tuổi, anh tha cho nó”. Tha gì? Ai đánh đấm gì mà tha? Tôi nghĩ trong xã hội này có quá nhiều điều bất bình, mà nếu mình im lặng thì lại tạo điều kiện cho nó phát triển.
Công việc của tôi có rất nhiều điều thú vị, với mức lương cao, tôi không rảnh rỗi đi viết bài kiếm danh, kiếm tiền. Hiện giờ có rất nhiều người lên Facebook của tôi “ném đá”, chẳng có lý lẽ gì, toàn những lời nhảm nhí. Tôi nghĩ, trong xã hội này, tranh luận không phải để “dìm hàng” nhau, hay để khoe ai nhiều kiến thức, mà để nhìn ra cái gì đúng, cái gì sai, đâu là lẽ phải, là chân lý, là sự thực? Người ta chỉ cần thế thôi. Người nào lợi dụng tranh luận để công kích cá nhân, để trả thù là hèn hạ, không có văn hóa.
Tôi nghĩ đây chỉ là một vụ việc nhỏ, nhưng sẽ giúp cải thiện văn hóa tranh luận, cũng như khích lệ tinh thần của những người dám đứng lên, dám thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình nhằm đòi lại sự thật và công lý. Không ai đòi tra tấn, đánh đập, bỏ tù gì Huyền Chíp, mà chỉ cần sự thực được tôn trọng thôi. Nếu tôi không làm thì mọi chuyện sẽ im đi. Anh đi ra ngoài chợ, anh thấy sản phẩm có hại cho người tiêu dùng, anh biết có hại thì anh không mua, nhưng anh  không nói cho người khác biết, thì anh cần xem lại đạo đức, con người mình. Như thế mới là ích kỷ, hẹp hòi.
Tôi nghĩ mình đang khơi dậy một phong trào làm người ta không thờ ơ, im lặng với những sai trái trong xã hội, vì thờ ơ, im lặng là đồng lõa, và cũng đáng bị lên án. Xã hội này còn rất nhiều điều bất công, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, còn nhiều điều bức xúc lắm, nhưng hãy bắt đầu bằng việc nhỏ.
Tôi không muốn mọi người quá kỳ vọng vào tôi. Sau chuyện này, tôi rất bận. Tôi không đủ sức, việc gì tôi cũng không thể viết đơn kiến nghị, nhưng tôi thể hiện sự quyết tâm, đã làm là làm tới nơi tới chốn. Tôi hy vọng tới tháng 10 mọi việc sẽ kết thúc để tôi quay trở lại công việc của mình.
Tôi không phải là người nổi tiếng, nhưng những điều tôi làm là nhằm truyền tải thông điệp: không phải là “hãy xách ba lô lên và đi” mà là “hãy xách ba lô lên và đi du học”, để mang kiến thức, kinh nghiệm và niềm tự hào về. Tôi không áp đặt rằng thông điệp đó sẽ đúng cho tất cả mọi người. 
-    Xin cảm ơn anh.  
Bài: Linh Hanyi – dep.com.vn


Trần Ngọc Thịnh: 'Huyền Chip không tôn trọng độc giả'
Chủ nhân bản kiến nghị yêu cầu đình chỉ "Xách ba lô lên và đi" khẳng định, độc giả có cơ sở kiện Huyền Chip và bản thân anh không cố tình vin vào sự kiện này để gây chú ý.
- Tại sao chỉ có "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip mà không phải cuốn tự truyện, nhật ký hành trình nào khác được anh ráo riết điều tra sự thật?
- Tôi mới học xong ở Mỹ và về nước giữa năm 2011 nên trước đó tôi không theo dõi thị trường sách trong nước. Cuốn sách này khiến tôi quan tâm bởi nó tạo ra dư luận rất lớn. Lâu lắm rồi mới có một tác phẩm tạo ra làn sóng nghi vấn và phản đối mạnh mẽ đến vậy. Tôi theo dõi vụ việc này và thấy tác giả tuy ít tuổi nhưng lại thiếu khiêm tốn. Trước thắc mắc chính đáng và phù hợp của độc giả cô lại thể hiện thái độ hỗn láo, xấc xược. Nếu không tôn trọng độc giả thì phải xem lại tư cách người viết. Hàng loạt nghi vấn được đưa ra mà không đi đến đâu, tranh luận chuyển thành tranh cãi kéo dài, do vậy tôi quyết định vào cuộc để tìm ra sự thật.
Nhiều người cho rằng, tôi làm như vậy để bắt nạt hay ăn hiếp một cô gái trẻ tuổi hơn, rất tiếc họ đã sai, nếu tác phẩm này của một nhà văn lão làng, hay một phượt thủ có tiếng mà viết bậy bạ, sai sự thật, tôi cũng sẽ kiến nghị xử lý tới cùng.
- Thực tế, cái tên Ngọc Thịnh đang gây chú ý không kém Huyền Chip. Người ta nghi ngại anh có động thái PR bản thân?
- Tôi xin khẳng định lại là tôi làm việc này không phải vì muốn nổi tiếng. Là một chuyên gia tư vấn, tôi được trả lương theo mức phí quy định hoặc do thỏa thuận giữa hai bên. Phí tư vấn của tôi dựa trên trình độ và số năm kinh nghiệm chứ không phải là sau khi nổi tiếng thì có "cát-xê" tư vấn cao hơn như một số bạn quy chụp.
Tôi không làm trong giới showbiz để cần phải đánh bóng tên tuổi. Tôi không mưu cầu nổi tiếng bởi bạn biết đấy sự "nổi tiếng" bất đắc dĩ sau vụ kiến nghị sách của Huyền Chip đã làm cuộc sống riêng tư của tôi bị đảo lộn và xâm phạm nghiêm trọng. Những người phản đối tôi, họ không có lý lẽ gì để tranh luận thì quay sang bới móc, soi mói đời tư, lý lịch của tôi ra để dèm pha. Do vậy, sau vụ này tôi đã biết sợ cái giá của sự nổi tiếng.
- Nhưng có người vẫn cho anh cố tình tạo bước đệm trong dư luận để cuốn sách của mình dễ phát hành. Anh nghĩ sao?
- Dự định viết sách chia sẻ về du học của tôi đã có từ lâu và được khích lệ bởi bạn đọc trên Facebook. Sau đó, tôi cũng đã tham khảo các bạn về giá sách thế nào thì phù hợp với túi tiền để họ có thể mua được. Đó mới chỉ là ý tưởng ban đầu. Khoảng tháng 7/2013, một NXB tại Hà Nội có mời tôi đến hợp tác, nhưng vì chưa thống nhất được cách thức và nội dung nên tôi từ chối.
Sau lá thư kiến nghị, nhiều người nghi ngờ tôi làm việc này để PR sách của tôi sắp ra mắt. Chính vì thế gần đây khi một công ty sách có tiếng liên hệ với tôi để trao đổi về khả năng hợp tác xuất bản sách, tôi cũng đã từ chối ngay vì hiện tại công việc của tôi cũng khá bận nên không biết có đủ thời gian hoàn thành cuốn sách đúng hẹn không. Hơn nữa, ra sách lúc này sẽ bị người ta quy chụp. Tôi cũng muốn độc giả sẽ mua sách của tôi vì chất lượng và nội dung của nó, chứ không phải do chiêu trò PR, bởi PR sách nhảm nhí thì chả khác nào con dao hai lưỡi, như trường hợp cuốn sách của Huyền Chip.
- Nhiều độc giả lý luận, Huyền Chip không cần thanh minh vì sách của Huyền Chip là nhật ký, không phải sách hướng dẫn du lịch?
- Nếu như Huyền Chip viết blog để chia sẻ thì chả ai thắc mắc, nhưng khi viết sách để bán kiếm lời thì cô ấy phải có trách nhiệm với độc giả về những gì viết ra. Nếu ngay từ đầu, Huyền thừa nhận sách có hư cấu thì không ai đòi hỏi cô ấy phải thanh minh, giải thích. Nhưng đằng này, cô ấy nói sách hoàn toàn là sự thật, không thêm thắt nên độc giả mới nghi ngờ, chất vấn. Mà đối với thể loại nhật ký thì chi tiết phải chính xác, chứ không thể bịa đặt, phóng đại.
- Song có người cho rằng anh và những người phản đối cuốn sách đang cố đánh đồng những chi tiết nghi vấn bịa đặt trong cuốn sách với toàn bộ giá trị chung của tác phẩm?
- Điều này không đúng. Tôi và những độc giả phản đối không nghi ngờ toàn bộ nội dung cuốn sách mà chỉ đặt ra nghi vấn một số chi tiết cụ thể trong sách. Nhiều người vặn vẹo chúng tôi hỏi là đã học hết chưa mà thắc mắc. Chả lẽ, để thắc mắc một dòng trong sách, phải yêu cầu đọc hết sách mới được thắc mắc?
- Hơn 1.000 người ký tên ủng hộ trong bản kiến nghị của anh không có nghĩa là tất cả độc giả đều thế. Vì sao anh vẫn giữ quan điểm yêu cầu đình chỉ cuốn sách?
- Một nền văn học chân chính và nhân văn không có chỗ cho các tác giả trẻ ra nước ngoài trải nghiệm để thỏa mãn sự tò mò cá nhân, thực hiện một loạt hành vi không có đạo đức như trốn vé, giả mạo giấy tờ, giả mạo nhân thân, hay hành vi phạm pháp nghiêm trọng như vượt biên trái phép, cư trú trái phép, và lao động bất hợp pháp để về viết thành sách bán kiếm lời. Những hành vi đó đang làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, xúc phạm tới danh dự của quốc dân. Không có gì hay ho để mà viết thành sách cho độc giả đọc.
Hành vi của tác giả đang làm ảnh hưởng tới hình ảnh người Việt Nam ở nước ngoài chứ không phải là không ảnh hướng tới bất cứ một ai. Tôi kiến nghị đình chỉ phát hành để hội đồng thẩm định xem xét, chứ tôi không kiến nghị cấm ngay. Chỉ khi hội đồng xem xét mà thấy những điều tôi nêu ra là chính xác, khi đó mới cấm phát hành. Quyết định cấm hay không cấm là của Hội đồng thẩm định, tôi đâu có quyền gì mà cấm, tôi chỉ kiến nghị. Nhiều người không hiểu kiến nghị là gì.
- Việc anh cho rằng độc giả có thể kiện Huyền Chip có cơ sở không, khi để khởi kiện cần phải chứng mình thiệt hại của mình?
- Sau khi nghiên cứu các văn bản Luật, tôi cho rằng việc kiện ra tòa hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ việc làm của êkíp cuốn sách vi phạm Luật Xuất bản, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tôi và những người ủng hộ có đủ lý lẽ, dẫn chứng để thắng trong vụ kiện này. Thiệt hại của người mua sách là họ đã mua phải sản phẩm kém chất lượng, không giống như quảng cáo.
- Theo vụ này gần một tháng trời, anh có cảm thấy bắt đầu mệt mỏi, đặc biệt khi Huyền Chip không tỏ ra động thái rõ rệt nào ngoài bản tường trình 31 trang?
- Thực ra tôi thất vọng nhiều hơn là mệt mỏi. Nhiều bạn ủng hộ tôi nói rằng họ cố tình kéo dài hay không chịu công khai bản giải trình để đợi tôi mệt mỏi tôi buông xuôi. Thực tế là có hàng nghìn người ủng hộ việc tôi làm. Có bạn đã tuyên bố, nếu tôi mệt mỏi họ sẽ thay tôi theo đuổi đến cùng. Sự ủng hộ của họ tiếp cho tôi sức mạnh. Tôi rất cảm kích vì sự nhiệt tình và ủng hộ của họ.
Mai Nhật - vnexpress.net

Hitler giải mã bí mật Huyền Chip


Hitler nghe tin sách Huyền Chip là xạo

 

Họ bôi bẩn chân dung người Việt!

Nghi án xung quanh bộ sách Xách ba lô lên và đi của cô gái trẻ Huyền Chip làm dậy sóng dư luận suốt hơn một tuần qua.
Tính chân thực của cuốn sách cũng như những phát ngôn của tác giả vẫn cứ treo lơ lửng bất chấp những suy đoán của dư luận và cộng đồng mạng. Có lẽ sự thật chỉ hé lộ cho đến khi Thanh tra của Bộ Thông tin Truyền thông và Cục Xuất bản chịu vào cuộc. Tuy nhiên, ở đây có một sự thật mà chính tác giả Huyền Chip đã kể oang oang giữa thanh thiên bạch nhật như những thành tích cá nhân. Đó là những phi vụ trốn vé, làm giả giấy tờ và vượt biên trái phép của cô!
Huyền kể trong sách rằng khi ở Ấn Độ cô đã tính kế trốn mua vé tàu lửa đi Varnasi bằng cách lợi dụng khuôn mặt “biểu cảm” của mình. Cô nói dối với nhân viên tàu lửa rằng cô có người bạn thân đang ở Varanasi, nếu không lên kịp thì sẽ không gặp được vì mai bạn ấy đi mất rồi! “Mặt tôi nhìn buồn xo. Mọi người đều bảo tôi có khuôn mặt rất biểu cảm. Tôi mà làm mặt buồn thì thiên hạ thế nào cũng tưởng tôi sắp khóc” (sic).
Lần khác thì Huyền giả vờ làm người Ấn để mua vé vào đền Taj Mahal với giá 20 rupee thay vì 750 rupee dành cho người nước ngoài. Cũng tại Ấn Độ, có lần cô giả nhà báo để được vào dự một buổi nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng cách làm thẻ giả (media pass). Thậm chí cô trốn vé hai lần ở Myanmar với lý do: “Đáng lẽ chúng tôi phải mua vé giá $10 vào thăm cả khu chùa cổ nhưng chúng tôi không ai mua vé. Lý do không chỉ bởi chúng tôi muốn thử xem trốn vé như thế nào, mà còn bởi mọi người không muốn trả tiền cho nhà nước Myanmar”. Còn tại Ai Cập, có lần cô giả làm sinh viên để mua vé giá rẻ!
Chuyện trốn vé thế này chẳng khác gì những vụ người Việt ra nước ngoài trộm cắp mà không ít lần báo chí thông tin. Mới hồi tháng 6-2013, một số tờ báo Việt Nam thông tin tại thành phố Saitama (Nhật Bản) xuất hiện một tấm biển cảnh cáo nạn ăn cắp vặt được ghi bằng tiếng Việt hẳn hoi! Bức ảnh chụp tấm biển này xuất hiện trên Facebook với nội dung: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt, chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”.
Người Việt ra nước ngoài bán dâm, trộm cắp trong siêu thị, trốn vé tàu… diễn ra hà rầm. Những việc này đã làm cho hình ảnh người Việt ngày càng xấu xí trong con mắt bạn bè quốc tế. Ai từng ra nước ngoài sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi nhục khi đi qua quầy làm thủ tục hải quan. Công dân của các nước khác cầm hộ chiếu đi qua hải quan chỉ trả lời vài câu phỏng vấn theo công thức là xong. Thế nhưng hộ chiếu của người Việt Nam thường bị săm soi rất lâu, thậm chí còn bị tách ra chờ ở một quầy riêng để thẩm vấn rất phiền phức và mất thời gian.
Trong chuyến đi Singapore mới đây, tôi được một vị giáo sư Việt Nam đang giảng dạy âm nhạc tại đây kể cho nghe một câu chuyện đau lòng. Số là ông ít có thời gian về Việt Nam nên vợ ông mỗi tháng đều bay từ Việt Nam sang thăm. Có lần làm thủ tục nhập cảnh bà bị nhân viên hải quan dẫn vào phòng riêng để chờ xử lý. Tại đây, bà phát hiện mình bị ngồi chung toàn với những cô gái bị tình nghi vào Singapore để làm… gái. Bà giáo sư đã nổi nóng với các nhân viên hải quan vì sự xúc phạm này. Sự việc cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa, hải quan Singapore phải xin lỗi phu nhân vị giáo sư. Thế nhưng câu chuyện chua xót này thì vợ chồng vị giáo sư và những ai nghe được sẽ chẳng thể nào quên!
Trở lại cuốn sách của Huyền Chip, những chuyện gian dối cô làm ở xứ người đã là quá lắm rồi. Vậy mà không hiểu sao những trò chơi gian xảo này lại được xuất bản thành sách hẳn hoi. Nó sẽ “truyền cảm hứng” cho các bạn trẻ thế nào đây?! Những hạt sạn to đùng thế này lẽ nào qua mặt được “bộ lọc” của Nhà xuất bản Văn học dễ dàng như thế? Nếu nhà xuất bản này và Cục Xuất bản không có những động thái ngăn chặn cuốn sách thì hậu họa sẽ thật khó lường.
HOÀNG MẠNH HÀ - phapluattp.vn

Huyền Chip & 8 nghi vấn của bản kiến nghị 21 trang


Cuốn hộ chiếu 25 nước, việc xin thị thực, xin việc làm, thu nhập, tổng chi phí của chuyến đi... là những nghi vấn xoay quanh Huyền Chip và hành trình 25 nước của mình đã được viết trong cuốn sách Xách ba lô lên và đi.


Văn bản kiến nghị dài 21 trang của một độc giả gửi lên Cục Xuất bản (Bộ TT&TT) về việc xem xét tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng của cả 2 tập cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" của tác giả Huyền Chip đang gây xôn xao dư luận.  

Trong bản kiến nghị của mình, ông Trần Ngọc Thịnh đã nêu lên 8 nghi vấn chính xoay quanh cuốn sách đang là tâm điểm "bão" của làng xuất bản thời gian này.

Thứ nhất, cuốn hộ chiếu đi 25 nước, hiện tại Huyền Chip và ekip nhà xuất bản chưa giải đáp được thắc mắc có thực sự tác giả đi 25 nước trong vòng 2 năm như đã nói trong sách không? Nếu có đi 25 nước thì liệu có đi đúng như hành trình mô tả trong cuốn sách không? 

Rất nhiều độc giả là những người có nhiều kinh nghiệm đi du lịch bụi cho rằng việc đi 25 nước trong vòng hơn 2 năm với một người trẻ được mô tả là chỉ với 700 USD lúc ban đầu là khó tin. Nhiều chi tiết trong cuốn sách chưa chính xác thực sự làm độc giả nghi ngờ về việc tác giả có đi thực sự hết 25 nước hay không hay chỉ đi một số nước rồi ngồi viết ra. 

Ông Thịnh kiến nghị Cục Xuất bản khi làm việc với tác giả để thẩm định lại tính chân thực của cuốn “nhật ký hành trình” mà tác giả nói là thật này, xác minh hộ chiếu có đúng là của Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh ngày 19/9/1990, quê quán Nam Định không? Các dấu hải quan đóng trong cuốn hộ chiếu đó có đủ các nước mà Huyền đã kể trong sách không? Và các dấu hải quan đó có được đóng vào ngày phù hợp với lịch trình của Huyền Chip hay không?

Thứ hai, về sự chuẩn bị trước chuyến đi. Ông Thịnh đặt nghi vấn liệu có đúng là tác giả không chuẩn bị cho chuyến đi, chỉ lên đường với 700 USD ban đầu và vài bộ quần áo, đi đến đâu thì làm việc để kiếm tiền đi tiếp? 

Bởi trước đó, ngày 29/6/2010, Huyền Chip có viết trên blog ở một comment là: "Khoản tiền tôi dự kiến cho toàn bộ chuyến du lịch là 25 ngàn đô trong đó 5 ngàn cho các vấn đề visa (visa vào mỗi quốc gia  tốn khoảng 200 nếu nộp đơn từ nước ngoài hoặc thông qua dịch vụ), 5000$ cho phí di chuyển và 15000$ cho việc ăn ở, phí đầu vào kéo dài 2 năm".

Đồng thời, tại buổi họp báo ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, tác giả đã chia sẻ với độc giả là đã có lên kế hoạch tính toán chi phí, với tổng chi phí cho toàn chuyến đi là 25.000 USD. 

Thứ ba, nghi vấn liệu rằng có phải là tác giả chỉ khởi hành với 700 USD ban đầu mà không hề có sự hỗ trợ nào từ cá nhân, đơn vị, tổ chức? Bởi với một chuyến hành trình dài hơn 2 năm, đi qua 25 nước với chỉ 700 USD ban đầu mà không có sự hỗ trợ của các cá nhân, đơn vị tổ chức thì e rằng rất khó khả thi. 

Các bằng chứng cộng đồng mạng tìm thấy chỉ ra nghi vấn là công ty máy tính ASUS Việt Nam có tài trợ cho hành trình của Huyền Chip qua đó để quảng bá sản phẩm của mình gắn với hình ảnh Huyền Chip. Minh chứng cho lập luận đó là việc những hình ảnh và câu chuyện của Huyền Chip xuất hiện trên Facebook Page của công ty máy tính ASUS Việt Nam.  

Thứ tư, liệu tác giả có dễ dàng xin thị thực vào các nước khi không có chứng minh tài chính? Liệu tác giả lại có thể được chiếu cố nhiều lần như thế khi xin visa mà không có vé máy bay khứ hồi, không việc làm ổn định, không thu nhập để chứng minh tài chính?

Thứ năm, nghi vấn việc tác giả có thể xin được việc làm mà toàn việc làm tốt, với mức rất lương cao ở Dar es Salaam, Tanzania khi mà quốc gia này còn nghèo hơn Việt Nam và tỷ lệ thất nghiệp đang rất cao là điều bịa đặt, không có thực. 

"Như cá nhân tôi là một du học sinh, cũng đã từng đi nhiều nước, tôi biết rằng theo quy định thì những ai mang thị thực du lịch sẽ không được phép lao động tại quốc gia mình đến thăm. Do vậy, sẽ không có đơn vị, tổ chức nào tuyển dụng vào làm việc vì điều đó vi phạm pháp luật. 

Kể cả, với du học sinh cư trú dài hạn, thì việc xin việc kể cả những việc tay chân như bưng bê, rửa bát cũng rất khó vì phải cạnh tranh với nhiều người khác, vậy thì một người chưa tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm đi làm, visa du lịch, lại cư trú thời gian ngắn và không thành thạo tiếng bản địa liệu có thể xin được việc làm tại một Casino với mức lương 150USD/ tuần và được làm ở đấy 2 tháng như tác giả nói ???", ông Thịnh viết. Về chuyện xin việc làm ở các nước, tác giả nói là mình kiên trì, đến nơi nào cũng hỏi xin việc nên được cho việc làm. Câu trả lời này theo ông Thịnh không thỏa đáng, bởi lẽ có những cái không phải cứ kiên trì mà sẽ được vì không bao giờ có thể xảy ra. Giống như việc xin thị thực, nếu không đủ điều kiện cấp thị thực thì không phải cứ kiên trì mà xin được nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu. 

Thứ sáu, nghi vấn về thu nhập của tác giả. Với 700 USD ban đầu, dự tính tổng chi phí là 25,000 USD thì tác giả làm gì để kiếm được 24,300 USD còn lại? Liệu các công việc mà tác giả xin được trong suốt hành trình của mình có thể mang lại từng đó tiền cho tác giả để tác giả nói là tự xin việc làm để trang trải chi phí chứ không cần sự hỗ trợ của cá nhân,  hay tổ chức, đơn vị nào?
Thứ bảy, về tai nạn xe máy gãy ống đồng, ông Thịnh đặt nghi vấn phải chăng sự kiện bị xe máy phóng 100km/h tông gãy ống đồng là do người khác viết thêm vào mà tác giả không phải là người viết? Hoặc tác giả bịa đặt ra chi tiết này? 
Tại buổi họp báo ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, độc giả hỏi về chi tiết bị xe máy tông gẫy ống đồng trong sách của tác giả mà chính tác giả lại chối cãi là không có viết chi tiết đó trong sách. Một tai nạn nghiêm trọng như vậy, mới xảy ra trong 2 năm mà không nhớ được sự kiện này? Sau đó lại giải thích vòng vo, không hợp lý về việc gãy ống đồng sau 3 tuần có thể đi lại, leo núi là “cơ chế hồi phục của mỗi người khác nhau”. 
Thêm nữa, nếu tác giả sang đường chứ không ngồi trên xe máy đó, vậy làm sao một người sang đường lại có thể biết xe chạy tốc độ 100km/h? 
Thứ tám, ông Thịnh đặt nghi vấn tổng chi phí thực tế của chuyến hành trình là bao nhiêu? Tác giả tự kiếm tiền bằng việc đi làm thêm để trang trải có thật không? Bởi làm rõ vấn đề chi phí, thu nhập sẽ giải đáp được thắc mắc của độc giả, xóa tan đi những điều được truyền thông và ekip thực hiện cuốn sách đang tô vẽ nên một cuộc sống “quá ảo” và nhiều “huyền thoại”. 


H.Thanh - Theo Infonet
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG SUY NGẪM XUNG QUANH VỤ “HUYỀN CHIP”

Lời đầu tiên bàn về sự việc ồn ào xung quanh tác giả Huyền Chip và cuốn sách mới xuất bản của cô, tôi xin mạn phép đưa ra nhận định: “Huyền Chip không đáng trách”. Bởi trong xã hội còn bao nhiêu điều giả tạo, còn bao nhiêu kẻ khoác lác gấp trăm gấp ngàn lần cô gái trẻ Huyền Chip nữa kia. Đáng trách là trách những người đang cố tình tung hô cũng như bảo vệ đến cùng sự kiện “Huyền Chip” mà thôi.

Đầu tiên tôi xin được quay trở lại chính tác giả cuốn sách. Những người đang cố gắng bảo vệ và tung hô Huyền Chíp vẫn lập luận rằng những người dám nghĩ dám làm như Huyền Chíp mới có thể gặt hái được thành công, chính vì thế cô gái có biệt danh “Huyền Chip” đáng được gọi là “người truyền cảm hứng”.

Huyền Chip đã gặt hái được thành quả gì sau một chuyến đi dài như thế?
Một người con gái trẻ, ra đi với một số tiền ít ỏi trong tay, du lịch qua 25 quốc gia trong khoảng thời gian hai năm, bằng cách vừa đi vừa tự kiếm việc làm để trang trải mọi chi phí. Đó phải là một con người có nghị lực phi thường, chắc chắn là như thế!
Còn Huyền Chip thì sao?
Qua buổi họp báo người ta chỉ nhìn thấy hình ảnh một cô gái còn đầy nông nổi, bồng bột mà thôi. Một con người đã tự mình đơn độc vượt qua bao khó khăn trong một hành trình dài mà nhân cách lại chưa thể trưởng thành hay sao? Sự trưởng thành về nhân cách là căn bản cốt lõi để một người vươn tới thành công. Đi một chuyến dài, mà cuối cùng tính khí vẫn còn trẻ con, chẳng có chút gì là sâu sắc, đĩnh đạc của một người từng trải qua nhiều gian nan thử thách thì xin hỏi cô gái Huyền Chip đã gặt hái được gì?
Dù có trưng ra bằng chứng thế nào đi nữa thì tôi cũng không tin Huyền đi qua 25 nước đâu, nhưng tôi tin là Huyền có du lịch qua một số nước. Nhưng dù gì nếu tự mình lặn lội, đối mặt với bao khó khăn như thế mà chẳng thể trưởng thành là tại sao? Người xưa có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nhưng những bậc thức giả về sau lại nhìn nhận ngược lại “đi một ngày đàng học một sàng dại, lọc đi lọc lại mới được vài điều khôn”. Tôi tin là như thế, bởi con em chúng ta khi bước chân ra ngoài thì sẽ học được đủ thứ “điều”, mà trong đó điều hay thì ít mà điều dở, điều xấu thì rất nhiều. Chính vì thế mới phải thanh lọc để rút ra được vài điều “khôn”. Nhưng để có thể thanh lọc được sự tốt, lẽ xấu thì người ta cần phải được trang bị một nền nền tảng tri thức tương đối vững chắc, chứ việc phân định cái hay cái dở nào có dễ dàng.
Gần đây một tờ báo lớn có đăng loạt bài về những người nước ngoài du lịch “bụi” đến Việt Nam. Trong đó họ có phỏng vấn ngắn hai cô du khách nước ngoài mà nếu tôi nhớ không lầm là sinh viên thuộc ngành nghệ thuật, hai cô gái đó dành dụm tiền để du lịch qua một số nước với mục đích tìm hiểu về nền văn hóa bản địa. Với những người như thế, dù chưa gặp một lần nhưng tôi tin rằng chuyến đi của họ sẽ gặt hái được nhiều thành quả. Tôi dám khẳng định như vậy, bởi thứ nhất những cô gái đó đã được trang bị một nền tảng tri thức đủ vững, thứ hai chuyến đi của họ có mục tiêu rõ ràng. Với một chuyến phiêu lưu của những con người có suy nghĩ chín chắn như thế thì ai có thể chê bai hay phản đối việc làm của họ.
Quay lại với nhân vật Huyền Chíp, học xong cấp ba, xách ba lô lên và đi. Đấy là liều lĩnh, không phải sự dấn thân. Nếu việc làm của Huyền mang tính cá nhân thì không ai có quyền phê phán, bởi mỗi người có quyền sống theo cách của mình, nhưng nếu tung hô trên truyền thông với mỹ từ “người truyền cảm hứng” thì đó là một việc làm thiếu trách nhiệm. Đáng trách hơn có người còn so sánh cô Huyền với những danh nhân trên thế giới, mà họ không hiểu một điều rất đơn giản, những tên tuổi lớn đó là những bậc thiên tài thời nay. Nước Mỹ có bao nhiêu học sinh, sinh viên ưu tú, chắc chắn là hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu, nhưng thử hỏi họ có được mấy thiên tài? Tôi tin ở nước ta cũng có nhiều sinh viên ưu tú lắm, nhưng thiên tài nếu có thì cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Và hàng triệu triệu những sinh viên trên thế giới đó luôn cần được giáo dục trong một môi trường chuẩn mực để có thể hoàn thiện nhân cách và phát triển tài năng. Đem một người bình thường so sánh với những bậc thiên tài để bảo vệ và tung hô những việc làm liều lĩnh thì không biết phải dùng từ ngữ gì để nhận xét về những người như vậy.
Thật đáng buồn khi những việc làm đơn giản chỉ có thể gọi là liều lĩnh của một cô gái trẻ lại được hỗ trợ của một nhóm truyền thông thiếu trách nhiệm, và càng đáng buồn hơn có cả sự hiện diện của một vị giáo sư cao niên. Chỉ cần một người có chút kiến thức về văn học cũng nhận ra lối hành văn trong những cuốn sách của tác giả Huyền Chíp là kém, ý tứ thì sáo rỗng, nặng về sự tô vẽ bản thân. Tóm lại là một cuốn nhật ký hành trình tầm thường, không giá trị. Nhưng nếu chỉ là vậy thì cũng không đáng phải mất thời gian bàn luận về nó, nhưng cuốn sách đó, tác giả đó là được đưa lên thành một hình tượng có thể ít nhiều gây ảnh hưởng với giới trẻ. Chính vì lẽ đó mà dư luận phải lên tiếng, phản ứng lại với những điều không hay, không đẹp.
Riêng tôi, tôi vẫn có niềm tin rằng, không phải tất cả những người làm truyền thông cũng như tất cả các vị giáo sư đáng kính đều có chung quan điểm với những người không biết vì lẽ gì lại sẵn sàng tung hô, cổ vũ cho những việc làm thiếu chuẩn mực như vậy.


Theoo Facebook Thiên Vũ

Huyền Chip và thói dối trá của người Việt trẻ!


Vụ lùm xùm của cô gái trẻ Huyền Chip với tác phẩm thuộc thể loại du ký "Xách ba lô lên và đi” chỉ mới thực sự bùng cháy thành ngọn lửa đỏ rực khi mà độc giả Trần Ngọc Thịnh gửi bản kiến nghị dài 21 trang liên quan đến những nội dung trong cuốn sách mà anh và nhiều độc giả cho là mập mờ, sai sự thật lên Cục Xuất Bản.

Cuối cùng thì Huyền Chip cũng đã có bản giải trình dài 31 trang gửi Cục Xuất Bản. Tuy nhiên, những giải trình của Huyền Chip vẫn chưa được anh Thịnh và nhiều độc giả hài lòng. Bởi theo anh thì nội dung của bản giải trình cũng không có gì khác lắm so với nội dung của buổi họp báo, hơn nữa còn trả lời không rõ ràng và đặc biệt là cô không hề có một lời xin lỗi đến độc giả - những người đã bỏ tiền mua sách của cô - và được bảo vệ hợp pháp bởi Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng.

Thật ra, đối với đa số độc giả trẻ ở Việt Nam, họ cũng không khắt khe lắm với một cô gái mới 23 tuổi đầu như em. Nhưng chính sự mập mờ, dối trá và bảo vệ sự dối trá đến cùng của em mới làm độc giả dậy sóng. Trong thời điểm hiện nay, thanh niên Việt Nam gần như bị khủng hoảng thần tượng. Thần tượng của giới trẻ Việt Nam hiện nay đa phần là những người hoạt động trong ngành giải trí. Có thể giọng hát của họ không có gì đặc biệt, cũng chẳng có tài năng gì nổi trội nhưng công nghệ “lăng-xê” biết cách đưa họ thành “ngôi sao”. Các “ngôi sao” ấy ăn mặc hở hang, quái dị, thường xuyên phát ngôn những câu gây sốc kiểu như “Không có tiền thì cạp đất mà ăn”… Thế nhưng họ càng hở hang, càng quái dị, càng “đốp chát” với người lớn thì họ càng…nổi tiếng. Giới trẻ Việt Nam hiện tại đang khủng hoảng trong thẩm mỹ, thẩm âm và nhiều thứ khác nữa.
Giữa rừng “ngôi sao” không có tài năng gì đặc biệt ấy, may mắn thay, đột nhiên xuất hiện một cô gái với bút danh Huyền Chip. Tôi dùng hai từ “may mắn” bởi giữa rừng thần tượng là những ca sĩ, người mẫu kia… lại chen vào một người thuộc về lĩnh vực viết lách. Rất mừng, bởi vì giờ đây giới trẻ đã có thêm một thần tượng là một tác giả trẻ, một cô gái tương đối xinh, có cá tính, dám đi du lịch phượt 25 nước chỉ với 700 usd. Người đọc hào hứng đón nhận tập 1, nâng tầm cô gái thành một “ngôi sao” và kỳ vọng rất nhiều ở tập 2.
Như quảng bá của tác giả và đơn vị phát hành là công ty Quảng Văn thì nội dung cuốn sách hoàn toàn 100% sự thật, nhưng khi tập 2 được xuất bản thì độc giả đã phát hiện ra nhiều điểm mà theo họ là dối trá. Với một tác phẩm văn học thì hư cấu chính là một yếu tố cấu thành. Còn tác phẩm của Huyền Chip thuộc thể loại du ký và được ầm ĩ quảng bá 100% sự thật thì mới là vấn đề đáng bàn cãi. Độc giả thời nay không ít những người có kiến thức sâu về phượt, và chính họ là là những người lật những điều dối trá mà em đã viết trong sách.
Sai lầm của em, theo tôi là rất nhiều thanh niên Việt Nam mắc phải, đó chính là tính dối trá. Dối trá không quá bất thường trong xã hội này. Bởi tính cách dối trá có thể vô tình hình thành bởi tác động môi trường xã hội. Trong một xã hội mà sự dối trá tồn tại hàng ngày, hàng giờ, thậm chí tồn tại trong các ngành cần chữ “đức” như y tế, “trung thực” như giáo dục, thậm chí ngành xăng dầu với lợi nhuận khủng khiếp mà vẫn than lỗ để tăng giá thì Huyền Chip có dối trá cũng là một việc thường. Tôi không trách thanh niên Việt Nam, bởi trong xã hội như vậy thì các em rất dễ dàng bị tiêm nhiễm thói xấu ấy.
Nhưng, điều đáng quý ở con người là biết nhận sai và sửa sai. Ở đây, Huyền Chip lại bảo vệ sự dối trá đến cùng. Và chỉ khi ngọn lửa thực sự bùng cháy, thì em mới gửi bản giải trình đến Cục Xuất Bản. Tuy nhiên, em chỉ mới thừa nhận sự cường điệu hóa trong cuốn sách mà chưa hề có một lời xin lỗi công khai.
Cục trưởng Cục Xuất Bản Chu Văn Hòa chia sẻ quan điểm cá nhân rằng ông phê bình những nhóm người trong cộng đồng đã ứng xử hẹp hòi, trích từng đoạn trong cuốn sách để yêu cầu Huyền Chip giải trình, thậm chí hô hào chiến dịch tẩy chay, xúc phạm một cô gái 9X.
Tuy nhiên, sách cũng là một sản phẩm, và độc giả cũng chính là người tiêu dùng. Việc người tiêu dùng phát hiện lỗi sản phẩm (bị quảng cáo sai sự thật) thì họ có quyền yêu cầu tác giả giải trình, thậm chí kiện để đòi bồi thường theo luật.
Việc tác giả viết những điều sai sự thật và có những hành vi ngoài pháp luật như vượt biên trái phép thì được cấp phép xuất bản, còn độc giả trích dẫn những điều chưa hiểu, cần làm rõ thì ông cục trưởng cho là hẹp hòi. Vậy xin hỏi ông cục trưởng, người mua sách không được quyền thắc mắc một sản phẩm không đúng quảng cáo của nhà sản xuất?
Tất nhiên, những gì Huyền Chip viết ra thì Huyền Chip tự chịu trách nhiệm về nội dung chứ Cục Xuất Bản cũng không thể nào kiểm chứng bản thảo có đúng với sự thật không nhưng việc ông Hòa đánh giá độc giả hẹp hòi là không ổn.
Huyền Chip và nhiều thanh niên bây giờ đang mắc căn bệnh nối dối. Nhưng họ lại không dám nhận lỗi. Có nhận lỗi cũng chỉ nhận theo kiểu cho có, và sai phạm bị phát hiện tới đâu thì… nhận lỗi tới đó. Nếu Huyền Chip đã nhận sai thì cũng phải nên có buổi họp báo để công khai xin lỗi độc giả.
Tôi nghĩ, độc giả cũng không khắt khe gì nếu em ứng xử một cách hợp lý, văn minh. Dẫu sao thì độc giả cũng nên cho Huyền Chip một cơ hội sửa sai.

Theo Thiện Ngộ - VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét