Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi & Nghề cao quý



Huyền Chip và chuyện “Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi”

“Không có sự thực nào được phơi bày, chẳng có chân lý nào được sáng tỏ. Chỉ có sự kháng cự yếu ớt của người bảo vệ “sự thật” và sự mông lung của người bày tỏ hoài nghi về cuốn sách của Huyền Chip”.

Gửi Ban biên tập,
Tôi là Trần Quất, 40 tuổi, hiện là Chuyên viên PR cho một công ty tại Hà Nội. Tôi viết thư này với mong muốn đề nghị Ban biên tập (BBT) xem xét có thể mở một chuyên mục, hay một không gian nào đó để những độc giả như tôi có thể trao đổi quan điểm hoặc chia sẻ những góc nhìn khác nhau về các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong xã hội.
Tôi nghĩ, đây sẽ là một điểm tiếp cận lý tưởng để thực hiện ý tưởng của tôi, do đối tượng của Kenh14.vn đều là những người trẻ - những người sẵn sàng đón nhận và chia sẻ những cái mới. Cá nhân tôi cũng xem mình là trẻ vì tôi có tận hai lần tuổi 20. Như vậy chẳng phải là trẻ hai lần?
Để không mất thời gian của BBT và của quý độc giả, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của tôi về một sự việc đang được nhiều người quan tâm: Huyền Chip và cuốn sách “Xách ba lô lên và Đi: Đừng chết ở châu Phi”, nhưng ở một góc nhìn khác theo quan điểm của tôi.
Ngày 19/9/2013 vừa qua là một ngày sốt xình xịch với nhiều cư dân mạng Việt Nam ta. Đó là ngày cô gái Huyền Chip tổ chức họp báo ra mắt cuốn sách “Xách ba lô lên và Đi: Đừng chết ở châu Phi” trong bối cảnh một số bạn đọc nghi ngờ tính xác thực của cuốn sách được viết theo dạng nhật ký, hồi ký này.
Đó là một ngày hứa hẹn nhiều kịch tính như phim Hollywood khi cả hai phe Fan và Antifan đều kỳ vọng sẽ nhấn đối thủ chìm xuống bùn đen ô nhục vì “thần tượng” hoặc “tội đồ” trong mắt mình.
Đó là ngày, theo trí tưởng tượng của tôi, sẽ phải có cảnh hoành tráng đầy khói lửa kiểu chùm đèn pha lê nặng cả tấn rơi xuống đầu đối thủ như trong vở nhạc kịch The Phantom of the Opera đi kèm tiếng thét rung trời lở đất của The Phantom: Đây là cuộc chiến giữa chúng ta!
Nhưng chẳng có việc gì xảy ra. Không ai ca khúc khải hoàn và cũng chẳng ai bị dìm xuống bùn đen cả. Không có sự thực nào được phơi bày, chẳng có chân lý nào được sáng tỏ. Chỉ có sự kháng cự yếu ớt của người bảo vệ “sự thật” và sự mông lung của người bày tỏ hoài nghi trong hoạt cảnh “vui vẻ” tạo ra nhờ hai vị khách mời danh tiếng.
Một hình ảnh của Huyền Chip trong chuyến đi vòng quanh thế giới qua 25 nước.
Một sự kiện ồn ào làm tổn thất, hao mòn bao bàn phím của cư dân mạng cho tới báo chí chính thống bỗng kết thúc nhẹ như không. Có phải vì chúng ta đã quá quen với những chuyện tầm phào hay vì đã trơ lì với những thứ shock, sex, giật gân? Hay nhu cầu “sự thật” của chúng ta cũng đã gầy mòn do phải nhường chỗ cho những giả dối quá lâu?
Những câu hỏi trên đã dẫn tôi đến việc quyết định viết bài này để không phí thời gian của đời mình cho một chuyện vô bổ. Sự vụ của Huyền Chip vẫn chưa có một kết cục rõ ràng, nên ở đây tôi chỉ muốn nhìn lại câu chuyện như một lát cắt của xã hội mà ta đang sống.
Một xã hội hình như bị ốm…
Tinh thần tranh biện
Nhìn lại các tranh cãi quanh sự vụ của Huyền Chip trên mạng, chúng ta thường thấy các luận điểm chính đem ra để tranh luận của đa số thường là “Em tin chị Chip”, “Dù thế nào em vẫn love chị”. Một số khác nguy hiểm hơn khi dùng cách thức quy kết AntiFan là “Lũ hẹp hòi”, “Bọn đàn ông mặc váy”, “Bọn GATO” - viết tắt của “ghen ăn tức ở”, hay nặng tính chuyên môn hơn là “Đồ không có não”, “Đồ mặt phụ khoa”.
Đại loại lý lẽ của số đông hai phe dành cho nhau là thế, và luận điểm của một số ít cư dân mạng thực sự là nguồn cơn gây ra tranh cãi lại chìm nghỉm trong số hàng ngàn comment như vậy.
Thực tế, đa số mọi người tranh cãi không phải để chứng minh mình đúng, mà như nghĩa của một từ mới được dùng nhiều trên Facebook, seeders: comment chỉ để giữ cho topic luôn luôn hot.
Tới đây, tôi đã định kêu gọi mọi người phải làm điều gì đó để thức tỉnh con em chúng ta trước khi chúng, dưới sự dẫn dắt của tri thức "Gu gồ", ôm bàn phím xông lên tỷ thí với cuộc đời. Điều này chính ra còn nguy hiểm hơn cả tình thế bọn chúng, sau khi đọc “Xách balo lên và Đi”, thủ 700 đô phóng ngay ra đường làm một vòng thế giới.
Nhưng, vốn không tự tin với tri thức của mình, tôi đành cho rằng, cần phải có ai đó chỉ cho chúng biết, ngoài con đường của số đông và con đường của riêng mình, vẫn còn một lựa chọn nữa là con đường đúng.
Vậy còn ai thích hợp với vai trò đó hơn các học giả của chúng ta?
“Nghề cao quý”
Chúng ta cùng đến với hai vị trí thức mà khó ai có thể phủ nhận giá trị trong buổi họp báo của Huyền Chip: Một là Phó giáo sư (PGS), giảng viên của một trường đại học danh giá; một là vị Giáo sư (GS) đáng kính có thể giải đáp mọi khúc mắc của nhân loại qua công trình “Hỏi gì đáp nấy” – tôi chưa kịp Gu gồ xem cụ thể, nhưng tôi nhất quyết tin rằng tên tuổi của GS là phải gắn với các công trình khoa học.
Hãy nghe họ chỉ ra những chân lý mà chúng ta chỉ lờ mờ cảm nhận nhưng không thể điểm mặt chỉ tên.
Vị Phó GS nói rằng, chúng ta không nên mất thời gian nghi vấn với hoài nghi làm gì cho tốn thời gian, vô bổ. Quan trọng là “Không ai đặt câu hỏi vì sao mà Robinson Crusoe sống ở trên đảo. Chưa một ai nói rằng ông ấy nói dối hay nói thật cả …”. Đúng quá! Tôi cho rằng khi một trí thức như PGS đây lên tiếng, chúng ta cần phải tranh thủ mà lĩnh hội tri thức, vì người ta không trở thành PGS nhờ đánh lô hay tiền tiết kiệm, mà phải do trí tuệ hơn người.
Vậy mà có cậu sinh viên cũ của PGS lại dám phản bác lại rằng: “Thế là đánh tráo khái niệm. Crusoe là nhân vật hư cấu, ai thắc mắc làm gì?”.
Tôi tin rằng, PGS làm sao sai được? Ngụy biện, đánh tráo khái niệm là kẻ thù của bậc trí giả, sao lại có ở PGS? Mặc dù tôi cũng láng máng nhớ hình như Crusoe là nhân vật hư cấu của một ông Tây, nhưng chắc một điều PGS phải hơn cậu sinh viên kia rồi. Chữ anh học của thầy cô cả, sao dám hơn họ được?
Nhưng sự khai thông trí tuệ của tôi không chỉ dừng ở đó, tôi đã suýt khóc (vì ân hận) với diễn giải của GS: "Chúng ta nên tin Chip vì Chip không có lý do để nói dối. Tôi rất buồn vì các bạn thiếu hiểu biết đã ném đá Chip trên mạng". Hóa ra tôi đã đánh giá sai các bạn trẻ trên mạng, các bạn đã tiến xa hơn về biện luận hơn tôi rất nhiều. Hóa ra “Em tin chị Chip”, “Dù thế nào em vẫn love chị” đều là những luận điểm vững chắc đã được GS công khai tán đồng.
Cũng nhờ sự khai sáng của hai học giả, tôi thấy mình lớn thêm một chút và trộm nghĩ, giá như ông Galilei cũng có được tư duy khoa học của các GS ta, chắc chắn ông sẽ không bị rút phép thông công. Mà cũng nhờ sự gợi mở của hai vị, tôi tin ngay rằng Galilei chắc không thể bị Tòa dị giáo tống ngục vì nói “Trái đất quay quanh mặt trời”, mà chính vì nói “Hoài nghi là cha đẻ của phát minh”.
Nếu không tin vào lý lẽ của tôi, mời các bạn tham khảo ý kiến của PGS.
Huyền Chip trong buổi ra mắt cuốn sách "Xách ba lô lên và Đi: Đừng chết ở châu Phi". Bên cạnh là giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Trước đây tôi cũng từng nghĩ, GS, Tiến sĩ (TS) là những người cao quý, có kiến thức uyên thâm, chỉ chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Giờ tôi mới vỡ ra rằng, với sự am tường mọi ngóc ngách của cuộc sống, không có gì là các GS của ta không làm được. Họ không còn chỉ nói và làm những điều ít ai trong chúng ta hiểu được.
Như vậy phải chăng, GS ở ta đã trở thành một nghề? Xin đừng hiểu sai ý tôi. Đã là nghề thì nghề nào cũng cao quý cả. Nghề GS hay nghề bán vé số, hay mổ thịt lợn cũng đều cao quý như nhau.
Thậm chí nghề GS còn có phần quý hơn khi các GS, TS có thể giúp xã hội đi lên bằng trí tuệ dư thừa của mình. Nghĩ tới viễn cảnh nước ta chẳng mấy hóa rồng (thật) nhờ sự đóng góp to lớn của các GS, tôi cứ thấy tiếc rẻ, cả nước mà chỉ có chưa tới 10 ngàn GS, TS thì hình như hơi ít quá.
Vậy nên chăng, Việt Nam ta phải quyết liệt phổ cập nghề GS? Câu hỏi này chắc lại chỉ các GS mới có thể trả lời.
Báo chí và Cơ hội sống sót của chúng ta
Trước khi lĩnh hội tri thức của các GS, tôi đã nghĩ báo chí cũng giống như account Quất của tôi trên Facebook, chỉ có điểm khác biệt là họ có nhiều status hơn, nhiều người theo dõi hơn thôi. Nguyên nhân tôi có cái nhìn phiến diện về báo chí như vậy là do cách thức xử lý thông tin của họ không giống như tôi biết.
Ví dụ, khi giật status với câu đồng dao “Chuồn chuồn cắn rốn bốn ngày biết bơi”, Quất tôi chả có nghĩ gì sất, hay cũng có thể là nhớ tới lần suýt chết đuối vì trót tin vào sự màu nhiệm của con chuồn chuồn. Và tôi - đúng thật, như PGS nói, “không có trách nhiệm với cuộc đời của ai cả”.
Nhưng với báo chí thì khác. Trước khi muốn viết status như tôi, họ phải đi xem có đúng là “chuồn cắn rốn biết bơi” không, mất bốn ngày hay tám ngày; họ phải giải thích tại sao lại thế - nếu có GS chuồn chuồn tham vấn nữa thì đúng là báo chí đỉnh cao. Nếu có thể, nhà báo còn phải thuyết phục một ai đó thử nghiệm “cắn rốn” để họ ghi âm, chụp ảnh hay quay film để chứng tỏ rằng đây không phải là việc bịa đặt. Khó hơn nữa, nếu việc “chuồn chuồn cắn rốn” là tuyệt kỹ của nhà Quất thì báo chí lại phải đóng vai James Bond điều tra xem thực hư thế nào.
Đấy là suy nghĩ sai lầm của tôi, còn thực tế báo chí ta đã ở cảnh giới thượng thừa (chắc hẳn cũng nhờ tinh hoa của các GS, TS báo chí nước nhà), từ tư duy khúc triết cho đến tính khái quát hóa cao độ. Quả thực, nếu không lĩnh hội được tư tưởng của các GS, tôi đã xem thường báo chí nước nhà biết bao. May thay, tôi đã thấy quá trình nhận thức quả đúng như kinh sách nhà Phật: thấy núi sông là núi sông, rồi đến không thấy núi sông là núi sông, cuối cùng mới thấy được núi sông vẫn là núi sông.
Nghe quá phức tạp, nhưng đại để là ban đầu bạn thấy báo chí chẳng ra gì, rồi bạn đọc nhiều sách rồi thấy báo chí ra gì, rồi đến khi gặp GS lại thấy báo chẳng ra gì. Còn tôi thì thấy báo chí ra gì – tức là rất tốt ấy, vì đã kịp nhận ra mình chỉ là kẻ võ biền đứng trước một công án Thiền mà ngu ngơ không hiểu vậy cái công án đó để đựng gì (?).
Tới đây chắc hẳn quý độc giả đã nhận ra ngay hố sâu tri thức ngăn cách giữa GS, TS và tầng lớp cần lao như tôi. Tôi đã tốn ngót 2000 chữ mà có lẽ độc giả chưa hiểu được đằng sau những lời tán dương hết mực dành cho các bạn trẻ, các GS, TS và báo chí là thông điệp gì.
Không tra tấn độc giả bằng văn phong nhiều chữ ít nghĩa nữa, đây là bức tranh tôi vẽ lại sự vận động của xã hội:
Khi báo chí nói: “Chuồn chuồn cắn rốn bốn ngày biết bơi”.
Phe phản biện (rất ít ỏi) nói: “Chứng minh đi!”.
Các Fan của môn bơi nói: “Bơi thật tuyệt!”.
AntiFan nói: “Bốn ngày sao biết bơi?”.
Các học giả vào cuộc phân xử, PGS nói: “Ai phê phán bơi là người đấy chả biết gì và chả đi đâu bao giờ”.
GS nói: “Ai không đi bơi thì phí cả một đời. Tôi 76 tuổi rồi đi bơi về còn thấy phong độ như thanh niên”.
Cuối cùng thì bạn đã nhận thấy xã hội của chúng ta vận hành nhờ tri thức như thế nào chưa? Nếu bạn bối rối và chưa hiểu ý nghĩa của bức tranh tôi vẽ, bạn chính là một tế bào bị suy dinh dưỡng tri thức trong cơ thể một xã hội ốm yếu. Giải pháp cho căn bệnh này không gì khác hơn là phải bổ sung Vitamin Tri thức. Vì nếu thiếu tri thức, bạn sẽ không bao giờ nhận được ra sự nguy hiểm của đám “chuồn chuồn” đang đầy rẫy trong xã hội ta; thiếu nó bạn đương nhiên sẽ bị đào thải bởi vì xã hội đang vận hành với kiến trúc thượng tầng có hàm lượng tri thức rất cao. Nhưng tiếc rằng, những tri thức đó không giống như những gì chúng ta – tầng lớp nhân dân lao động, từng biết.

Tóm lại, bạn sẽ chết nếu không update được tri thức mới và xã hội sẽ phải thay hết nhân dân cũ bằng nhân dân version mới – hệt như hệ điều hành iOS6 sẽ được thay bằng iOS7 trên chiếc iPhone của bạn vậy.
Vậy báo chí có trách nhiệm không khi đưa tin rằng, chỉ cần 700 đô là có thể đến sao Hỏa và quay lại trái đất? Theo đúng tinh thần học thuật đã lĩnh hội từ các GS, tôi cho rằng báo chí chỉ có trách nhiệm với số views của họ. Còn với các độc giả kiên nhẫn đã đọc hết hơn 2.000 chữ của tôi, đây sẽ là thông tin thật sự hữu ích cho việc cứu rỗi cuộc đời các bạn: 700 đô. Đó chính là một con chuồn chuồn rồi, thưa quý bạn đọc.


'Huyền Chip đi phượt được... Tôn Ngộ Không giúp đỡ'


“Cuốn sách sẽ không có gì đáng bàn nếu đó là một cuốn tiểu thuyết hư cấu. Đằng này lại ghi là nhật ký, mà đã là nhật ký thì phải ghi đúng bằng sự trải nghiệm của chính bản thân. Vì thế, chúng tôi mới cần có một lời giải thích rõ ràng”.


Đó là lời chia sẻ độc giả Lê Tuấn khi tranh luận về vấn đề đơn kiện của một độc giả, đòi tạm ngừng phát hành cuốn nhật ký “Đừng chết ở châu Phi” của Huyền Chip, khiến Nhà xuất bản Văn học yêu cầu tác giả phải làm rõ các nghi vấn về cuốn sách.

Tại sao chúng ta lại không tin Huyền đã đi 25 nước mà có 700 USD? Các bạn không thấy Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đi qua vài chục nước mà có mất đồng nào đâu, thậm chí còn thỉnh được chân kinh. Cũng như Kim Dung có biết võ công đâu mà truyện của ông rất nhiều người đọc và hầu hết đều dựng thành phim”, độc giả Thanh Phương nói. “Bạn nói hay quá, nếu Đường Tăng không có Tôn Ngộ Không thì sao lấy được chân kinh. Vấn đề ở đây là chúng tôi muốn biết Tôn Ngộ Không của Huyền Chip là ai?”, bạn đọc Đỗ Vân Hường phản bác.

Có lẽ những tranh cãi xung quanh tác phẩm nhật ký “Xách ba lô lên và đi” của tác giả trẻ bút danh Huyền Chip (tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền) vẫn chưa có hồi kết khi mới đây nhất một độc giả có tên Trần Ngọc Thịnh đã gửi kiến nghị lên Cục xuất bản đề nghị thu hồi hai tập của cuốn sách vào chiều 26-9.
Trong bức thư, độc giả Trần Ngọc Thịnh đưa ra nhiều nghi vấn xung quanh tính xác thực của cuốn sách: Liệu Huyền Chip có đi đủ 25 nước? Cô chuẩn bị kỹ trước chuyến đi hay chỉ có 700 USD trong túi khi khởi đầu hành trình? Liệu Huyền tự túc trong hành trình của mình hay được tài trợ?... Bên cạnh đó, độc giả này còn chỉ ra những điểm theo anh là phi lý trong nội dung cuốn sách và đánh giá Huyền Chip khá nặng lời.
“Anh thắc mắc như thế là đúng, không những anh mà chúng tôi cũng hoài nghi về điều đó. Vậy mà tác giả Huyền Chip dường như có ý lảng tránh những câu hỏi, hoặc trả lời một cách không rõ ràng, thậm chí còn cay cú với độc giả. Huyền Chip như vậy là thiếu sự tôn trọng, càng làm người ta nghi ngờ về tính chân thực của sự kiện”, nickname MDG nói.
Còn bạn đọc Linh Hoàng bức xúc: “Hôm nay tôi đã đọc được nhiều đoạn trong sách của em và tôi cho rằng em huyễn hoặc quá nhiều về bản thân. Đi đến đâu em cũng là nhân vật quan trọng bậc nhất, có người này yêu, người kia đón, rồi người kìa thán phục”.
“Em lang thang giữa đất châu Phi mà lúc nào cũng được cho ở biệt thự (??). Lúc thì em được một người gặp giữa đường mời làm quản lý nhà hàng, lúc thì làm marketing quốc tế cho một tập đoàn lớn trong vòng 2 năm (dù đang đi phượt, chuyên môn thì không có), rồi làm ở sòng bạc thì quen biết bao nhiêu là triệu phú, có người còn có thể cho em đủ tiền đi vài vòng quanh thế giới mà không cần phải tìm việc nữa”.
“Em chơi trò gì cũng không thua, thắng bạc dân chuyên nghiệp đến hẳn 5 ván. Em đi lại, leo núi với tốc độ và sức bền như siêu nhân. Rồi hết anh đầu bếp người Ý trẻ măng ngưỡng mộ em lại đến một ông tỷ phú già từng đầu tư 1 tỷ USD vào Tanzania mon men tiếp cận làm quen với em nhưng em ngoảnh mặt không thèm. Còn có nơi còn truyền miệng nhau coi em như một huyền thoại… thì hỏi sao người đọc chúng tôi không hoài nghi về một cuốn nhật ký như thế”.
“Cuốn sách sẽ không có gì đáng bàn nếu đó là một cuốn tiểu thuyết hư cấu. Tôi nghĩ độc giả khi đã bỏ tiền ra mua sách thì họ có quyền thắc mắc thậm chí yêu cầu ngừng phát hành khi quyền tiếp cận tính chân thực của họ bị ảnh hưởng. Nếu một cuốn sách mang tính trải nghiệm nhưng lại hư cấu quá nhiều thậm chí bịa ra tình huống sẽ rất nguy hiểm khi người đọc dựa vào đó để lấy kinh nghiệm đi du lịch, nhất là du lịch bụi... Vì nó không có thực”, nickname Bandoc nói.
Bên cạnh đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng, nếu nội dung cuốn sách nhật ký của Huyền Chip không làm hại ai và không vi phạm pháp luật thì không có gì mà phải yêu cầu ngừng xuất bản.
“Tôi thấy Huyền Chip là một nhà văn nữ trẻ, can đảm, có nhiều hoài bão lớn mà người bình thường không thể có được. Các bài viết của cô là bút ký, ghi nhận lại những trải nghiệm trên con đường du lịch bụi. Các sách của cô, trước khi được xuất bản cũng đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng, chứng tỏ đã không vi phạm pháp luật hiện hành của nhà nước. Sách xuất bản ra, ai muốn đọc thì đọc. Ai không thích thì đừng đọc. Hà cớ gì lại đề nghị thu hồi! Động cơ đề nghị thu hồi bạn Trần Ngọc Trịnh ấy có thực sự trong sáng?”, nickname Single Firefly nói.  
Còn nickname tuoitrevietnam2009 cho rằng: “Đã là sách văn học giải trí thì việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác vào các tình tiết là chuyện không tưởng. Ai đã từng đọc cuốn "80 ngày vòng quanh thế giới" của Jules Verne thì sẽ biết rằng với trình độ phát triển của phương tiện thời đó việc đi vòng quanh thế giới là chuyện không tưởng. Tôi nghĩ điều quan trọng là cuốn sách có mang lại cảm xúc (cảm hứng) cho người đọc như thế nào mà thôi đó là cái tài của người viết”.


Lộ bản kế hoạch xin tài trợ của Huyền Chíp khi "Xách ba-lô lên và đi"?

(GDVN) - "Như tôi đã nói, vấn đề chính của tôi là tài chính. Nếu một công ty và cá nhân nào muốn tài trợ cho chuyến đi của tôi, bạn có thể liên hệ với tôi tại địa chỉ huyenchip.com", trích trong bài viết được đăng tải trên một trang web của Campuchia ký tên Huyền Chip từ tháng 11/2010.
Mới đây, một độc giả đã gửi tới báo Giáo dục Việt Nam đường link bài viết ký tên Huyền Chip đăng trên một trang web của Campuchia vào ngày 4/11/2010. Bài viết này giống như là một bản kế hoạch nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ cho chuyến du lịch nghi là của tác giả "Xách ba-lô lên và đi".
Cụ thể, trang Cambopedia hôm 4/11/2010 đã cho đăng tải một bài viết ký tên Huyền Chip mang tiêu đề: "Phần thú vị nhất của du lịch là bạn có thể chia sẻ nó với thế giới":
"Tôi muốn đi du lịch khắp thế giới, và đã tuyên bố với bạn tôi rằng: "Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới" - "Bao giờ?" -  Anh ta cười và nói: "Tôi cũng vậy".
Tất nhiên là ai trong chúng ta đều đã từng đi du lịch hoặc tới đâu đó. Sự khác biệt duy nhất là khoảng cách mà chúng ta đã đi.  Cũng như đa số những người tôi quen, tôi muốn được nhìn ngắm thế giới qua đôi mắt của mình, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, gặp gỡ những người thuộc dân tộc khác. Tuy nhiên, hầu hết những người tôi quen đều không thể làm được điều đó vì nhiều lý do. Kế hoạch đi du lịch của tôi sẽ kết thúc ở Ấn Độ vì đây là nơi tiền của tôi sẽ cạn. Nhưng nếu tôi có thể làm cho ngân sách của tôi kéo dài không? Tôi có thể đi vòng quanh thế giới không? Tôi có thời gian, tôi có năng lượng, tôi có quyết tâm và tôi đã sẵn sàng khởi hành. Tôi chỉ cần xúc tiến nó.
I. Mục tiêu của tôi
II. Thời gian
III. Kế hoạch của tôi là gì?
IV. Điều gì làm cho các chuyến đi thành hiện thực?
V. Truyền thông
VI. Tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!
I. Mục tiêu của tôi
- Đi du lịch tới ít nhất 50 quốc gia và thăm ít nhất 1 trại trẻ mồ côi ở mỗi nước.
- Phỏng vấn ít nhất 50 người.
- Gặp gỡ càng nhiều người càng tốt.
Lúc đầu, tôi chỉ muốn đi du lịch. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng tôi muốn dùng chuyến du lịch của tôi để làm điều gì đó tốt cho xã hội. Tổ chức từ thiện phi chính phủ tôi bắt đầu một năm trước - Free Hugs Việt Nam - đã hợp tác với HOW (Hỗ trợ trẻ mồ côi trên toàn thế giới) để chạy một chương trình gọi là "Nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên toàn thế giới" tại Việt Nam. Chúng tôi làm tình nguyện ở trại trẻ mồ côi, xác định nhu cầu của trẻ, mua thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, và tay đảm bảo các nguồn cung cấp thực phẩm an toàn. Thông qua chương trình, tôi đã học được rằng trẻ em mồ côi không chỉ bị thiếu thốn tình cảm mà còn về thể chất và tài chính. Tôi muốn dùng chuyến đi của tôi để nâng cao nhận thức về những khó khăn mà trẻ em mồ côi hiện đang phải đối mặt.
II. Thời gian
2 năm. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 5 năm 2010
III. Kế hoạch của tôi là gì?
Tôi sẽ đi du lịch, thăm trại trẻ mồ côi và viết. Đa số thời gian tôi sẽ đi du lịch bằng xe buýt, xe hơi, xe lửa hoặc phà và tôi chỉ đi máy bay khi cần thiết. Đi qua cửa khẩu rẻ hơn nhiều và tạo cơ hội tốt hơn để xem những gì đang thực sự xảy ra trong một quốc gia và giao tiếp với người dân địa phương. Tôi sẽ xin thị thực trên đường đi. Hành trình của tôi dài. Tôi sẽ cập nhật liên tục. Vui lòng truy cập trang Facebook của tôi hoặc blog hoặc Twitter để biết thêm thông tin.
(Thời gian đến và dự kiến lưu lại tại các nước trong lịch trình)
Ngày 13 - 15/5: Brunei
15-16/5: Miri, Sarawak, Malaysia
17/5: Sibu, Sarawak, Malaysia
18/5 - 3/6: Kuching, Sarawak, Malaysia
3-10/6: Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia
10-11/ 6: Kuala Lumpur, Malaysia
11-12/62: Singapore
12-15/6: Hồ Chí Minh, Việt Nam
15/6 - 4/7: Hà Nội và Nam Định, Việt Nam
4-18/7: Chiang Mai, Thái Lan (Tham gia trại Tranh luận và Sản xuất Truyền thông, ĐÔng Nam Á) 
18-25/7: Myanmar
25/7 - 10/8: Bangladesh
10/8-30/10: Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka
30/10 - 30/11: Trung Đông (dự kiến: Pakistan, Afghanistan, Iran, Iraq, Israel)
30/11/2010 - tháng /2011: Châu Âu (nó phụ thuộc rất nhiều vào việc tôi có nhận được visa vào châu Âu hay không)
Tháng 3/2011 - tháng 9/2011: Châu Phi
Tháng 9 năm 2011 - tháng 3 năm 2012: Nam Mỹ
Tháng 3 năm 2012 - tháng 5 năm 2012: Trung Mỹ và Bắc Mỹ
Tháng 5 năm 2012: Trở về Việt Nam hoặc đi nơi khác.
Tôi sẽ hạn chế ở khách sạn để tiết kiệm tiền. Cảm ơn CouchSurfing, tôi có thể tìm thấy những người có thể cho tôi ở nhờ ở hầu hết các thành phố (trừ các nước như Myanmar, Đông Timor). Khi tôi không thể tìm thấy bất cứ ai có thể cho tôi ở nhờ trên CouchSurfing, tôi sẽ cố gắng hỏi bạn bè của tôi để người giúp đỡ hoặc tìm một nhà dân. Chỉ trong trường hợp tồi tệ nhất, tôi phải tìm một nhà nghỉ giá rẻ để nghỉ ngơi.
Tôi đang cố gắng liên hệ với các tổ chức phi chính phủ địa phương và các trại trẻ mồ côi để sắp xếp một chuyến thăm với họ. Tôi hy vọng rằng tôi có thể kêu gọi được một nhóm nhỏ các tình nguyện viên đi đến các trại trẻ mồ côi với tôi. Nếu bạn biết bất kỳ một hoạt động trong lĩnh vực này, xin vui lòng đừng ngần ngại giới thiệu cho tôi. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Tôi sẽ cố gắng để kiếm một số tiền trên đường đi. Khó có thể tìm được một công việc thích hợp khi đang đi du lịch, nhưng tôi sẽ cố gắng tìm một công việc tạm thời. Tôi có thể làm gì?
- Viết: Vâng, tôi có thể viết. Tôi đã viết cho một số tờ báo uy tín tại Việt Nam. Tôi có thể viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bài viết của tôi bao gồm lĩnh vực công nghệ, văn hóa, xã hội, thanh niên, du lịch. Tôi có thể viết về đất nước của bạn khi tôi ở đó. Và tôi thích phỏng vấn! Tôi sẽ phỏng vấn tất cả những người thú vị tôi gặp trên đường đi, từ mọi quốc gia, mọi chủng tộc, tất cả các chuyên gia ở tất cả các lứa tuổi. Sau chuyến đi, tôi sẽ viết một cuốn sách về kinh nghiệm của tôi. Những gì bạn đọc trên blog của tôi chỉ là nhật ký hàng ngày của tôi với sự vui tươi và không có nhiều sự chau chuốt (nói thật là có một chút khó khăn để viết tryện sau mỗi ngày dài đi bộ). Nhưng nếu viết để kiếm tiền, bài viết của tôi sẽ hay hơn nhiều.
- Dịch: Việt-Anh, Anh-Tây Ban Nha, Tây Ban Nha-Việt 
- Dạy tiếng Anh và tiếng Việt: Vâng, tôi có thể.
- Hỗ trợ về mạng xã hội: Tôi đã làm việc cho một số công ty Internet ở cả Việt Nam và Malaysia trong vai trò quản lý và một chuyên gia truyền thông xã hội. Tôi biết cachs biến phương tiện truyền thông xã hội có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Tôi không thể giúp bạn duy trì nó, nhưng tôi có thể giúp bạn thiết lập nó và dạy bạn về nó.
- Chạy bàn: Vâng, tại sao không?
- Bất cứ điều gì không phạm pháp luật
IV. Khả năng thực hiện chuyến đi?
Tình trạng thể chất
Về bản thân mình, bạn có thể kiểm tra bản giới thiệu nghịch ngợm của tôi ở đây.  "Tôi chỉ là một cô gái bình thường muốn làm một cái gì đó khác biệt." Vâng, ngoại hình của tôi là hoàn toàn bình thường với 2 mắt, 1 mũi, 1 miệng, 2 tai, 2 tay và 2 chân, nhưng tôi không phải là loại con gái bạn sẽ tìm thấy xuất hiện với giày cao gót, đầm màu hồng hay trang điểm đậm. Hầu hết bạn chỉ nhìn thấy tôi mặc áo phông, quần jean / quần short và giày thể thao/trơn. Tôi thích trượt ván, như đi bộ đường dài (tôi đã leo lên đỉnh  Fansipan, 3143m) bằng lái  xe máy và luyện tập kickboxing giúp tôi khỏe hơn so với một cô gái bình thường. Đó chắc chắn là lợi thế lớn của tôi trong chuyến đi này. Tôi có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, đi bộ hàng giờ dưới nắng nóng hoặc mưa và du lịch trong nhiều ngày mà không ngủ. Tôi không bị say bất kỳ loại tàu xe nào.
Tự lập
Tôi đã sống tự lập kể từ năm 14 tuổi. Tôi đã đi du lịch khắp Việt Nam một mình hai lần và hầu hết các chuyến đi đến các quốc gia khác đều độc hành. Tôi đã thực hiện một chuyến thực tập ngắn tại Singapore năm 18 tuổi và làm việc tại Malaysia trong 6 tháng năm 19 tuổi. Tôi thích độc lập và hoàn toàn thoải mái khi làm việc một mình, nhưng nó không có nghĩa là tôi không cần sự giúp đỡ của bạn.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Việt nhưng tôi có thể nói tiếng Anh trôi chảy và một chút tiếng Tây Ban Nha. Tôi sẽ học tiếng Quan Thoại, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha trên đường đi.
Mạng
Tôi phải thừa nhận rằng tôi là một cô gái khá may mắn khi có bạn bè ở nhiều nước trên thế giới, và bạn bè của tôi đều rất chu đáo và hữu ích. Họ là những người đã khuyến khích tôi  đi và tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm đi khi có thể.
V. Truyền thông 
1. Blog
Nhật ký trực tuyến của tôi về chuyến đi sẽ được cập nhật hàng ngày trên 
www.travel.huyenchip.com
2. Blog tiếng Việt
Sẽ sớm có.
3. Trang facebook
Đây là nơi tôi giao tiếp với cộng đồng Facebook, hay nói cách khác, thế giới :).
4. Twitter
http:/ / twitter.com / travelandwrite
http://twitter.com/chipro
5. Các phương tiện truyền thông khác
Cả phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông mới đã được chuẩn bị để cập nhập về chuyến đi của tôi.
6. Sách
Sau chuyến đi, tôi sẽ viết và xuất bản một cuốn sách về kinh nghiệm của tôi.
VI. Tôi cần sự giúp đỡ của bạn!
Một trong những mục tiêu của tôi là càng làm quen được với nhiều người càng tốt, vì vậy bằng cách gặp tôi bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
Có một số điều khác tôi cần bạn giúp đỡ. Tôi sẽ là cô gái may mắn nhất trên thế giới nếu bạn dành chút thời gian để liên hệ với tôi.
1. Tá túc
Nếu bạn có thể cho tôi tá túc hoặc biết ai có thể giúp tôi thì xin vui lòng cho tôi biết. Ngay cả khi bạn đang không ở một trong những thành phố tôi có kế hoạch ghé qua, tôi chân thành hy vọng rằng bạn sẽ vẫn liên lạc với tôi. Kế hoạch của tôi được thực hiện dựa trên những người tôi quen. Nhưng nếu có ai có thể cho tôi tá túc, tôi có thể đến đó.  
2. Giúp tôi tìm việc làm
Nếu bạn biết bất kỳ công việc tạm thời nào mà tôi có thể làm (xin tham khảo mục tôi có thể làm gì để kiếm tiền ở bên trên) trong một trong những thành phố tôi sẽ đến, xin vui lòng cho tôi biết. Cảm ơn bạn rất nhiều!
3. Giới thiệu tôi với các tổ chức phi chính phủ địa phương và các trại trẻ mồ côi
Như một phần quan trọng của chuyến đi của tôi là đến thăm trại trẻ mồ côi và nâng cao nhận thức về khó khăn trẻ mồ côi đang phải đối mặt, tôi cần phải liên lạc với các tổ chức địa phương và các trại trẻ mồ côi.Kế hoạch đi đến 50 quốc gia không phải là một công việc dễ dàng. Nếu bạn biết bất cứ ai từng trải nghiệm điều đó, xin vui lòng giới thiệu họ cho tôi. Cảm ơn bạn rất nhiều!
4. Làm tình nguyện với tôi
Tôi hy vọng rằng tôi có  một nhóm nhỏ các tình nguyện viên địa phương để thăm trại trẻ mồ côi cùng tôi ở mỗi nước. Đôi khi rào cản ngôn ngữ có thể là một vấn đề. Nếu bạn đang ở trong một đất nước tôi sẽ đến và bạn đang quan tâm làm từ thiện, xin vui lòng liên hệ với tôi ở đây để sắp xếp một cuộc họp. Cảm ơn bạn rất nhiều!
5. Hướng dẫn cho tôi
Nếu bạn biết nơi tôi sẽ đến, xin vui lòng giúp tôi
6. Gặp tôi
Như tôi đã nói, được gặp bạn là một đặc ân đối với tôi. Tôi đi du lịch một mình nên rất cần bạn! Xin vui lòng liên hệ với tôi nếu tôi ở đâu đó gần bạn.
7. Giới thiệu tôi với mọi người
Nếu bạn biết ai mà bạn nghĩ rằng có thể làm bất cứ điều gì trong 4 điều trên, xin vui lòng giới thiệu với tôi.
8. Visa
Tôi có hộ chiếu Việt Nam vì vậy tôi cần thị thực của hầu hết các nước. Tuy nhiên, thông tin về yêu cầu thị thực cho người Việt Nam ở nhiều nước là khá hạn chế, và nó có thể mất một thời gian dài. Khi tôi đang đi du lịch, tôi chỉ có thể  xin thị thực trên đường và đôi khi khó xin được thị thực. Nếu bạn biết bất cứ ai có thể giúp tôi xin được thị thực ở bất kỳ nước nào [ví dụ, những người làm việc trong Đại sứ quán]. Cám ơn rất nhiều.
9. Tài trợ và hỗ trợ tài chính
Như tôi đã nói, vấn đề chính của tôi là tài chính. Nếu một công ty và cá nhân nào muốn tài trợ cho chuyến đi của tôi, bạn có thể liên hệ với tôi tại địa chỉ  huyenchip.com". 

Tin đồn Huyền Chip hét giá 600 triệu: Nhà sách lên tiếng


Trước thông tin Huyền Chip hét giá cuốn "Xách ba lô lên và đi" 600 triệu đồng để độc quyền gây xôn xao, phía Quảng Văn cho biết, Huyền Chip sẽ nhận được doanh thu, nhuận bút xứng đáng với những gì cô đã bỏ ra.
Khi những ồn ào từ phía dư luận cho rằng Xách ba lô lên và đi có nhiều thông tin không xác thực chưa lắng xuống thì gần đây, nghi án Huyền Chip hét giá cuốn sách 600 triệu đồng để độc quyền lại gây xôn xao. Được biết, thông tin này xuất hiện trên mạng xã hội của một nhà thơ có tiếng.
Anh đã chia sẻ một nguồn tin khẳng định là tin cậy như sau: “Giá bán độc quyền (có thời hạn khoảng vài năm và được in bao nhiêu thì in) mà Huyền Chip chào mời một số đơn vị phát hành sách khi họ gọi đến là ở mức 600 triệu đồng. Và cũng theo nhiều nguồn tin, lần phát hành sách này của Huyền Chip với công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn cũng là độc quyền. Suy ra, có thể làm với Quảng Văn thì Huyền Chip không đạt được mức 600 triệu đồng thì gia giảm có thể sẽ đạt được mức 400 - 450 triệu đồng, vẫn là một số tiền đáng mơ ước".
Thông tin này khiến nhiều người cho rằng, Huyền Chip đã kiếm được số tiền "khủng" bằng cách lừa dối độc giả.
Chia sẻ về vấn đề này, đại diện phía Quảng Văn (công ty độc quyền sách của Huyền Chip) không công khai số tiền giá bán độc quyền và nhuận bút bởi tôn trọng điều khoản bảo mật trong hợp đồng đã ký. Hiện tại, trước những thông tin đa chiều về cuốn Xách ba lô lên và đi, công ty Quảng Văn nêu lên quan điểm: “Huyền Chip đã có một hành trình trải nghiệm không hề dễ dàng. Ở một khía cạnh nào đó cuốn sách đã truyền được cảm hứng cho nhiều người có ước mơ và dám thực hiện ước mơ. Doanh thu và và nhuận bút nhận được sẽ xứng đáng với công sức mà Huyền bỏ ra cho dù trước khi xuất bản cô không có ý định viết sách”. Một cuốn sách được phát hành bao giờ cũng nhận được những thông tin đa chiều, cuốn Xách ba lô lên và đi cũng như vậy. Những buổi ra mắt sách của Huyền Chip trong các buổi họp báo tại Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn đã thể hiện điều đó. Ngoài những sự nghi ngờ, chê trách về cuốn sách, đại diện công ty bày tỏ: "Đã có nhiều những góp ý, động viên, khích lệ của bạn đọc trong và ngoài nước, ở nhiều lứa tuổi. Nhiều người có nhờ chúng tôi gửi lời chúc sức khỏe, động viên tới bạn Huyền. Thật sự chúng tôi rất cảm động”.
Theo Nguyễn Hường - giaoduc.net.vn

Trả lời Phỏng Vấn tại Hà Nội

Huyền Chip đã trả lời nhiều thắc mắc của độc giả và trình cuốn hộ chiếu với dày đặc con dấu của các quốc gia đã đi qua.

Sau tập 1 cuốn sách “Xách bá lô lên và đi” – “Châu Á là nhà. Đừng khóc!”. Huyền Chip tiếp tục cho ra mắt tập 2 với tựa đề “Đừng chết ở châu Phi”. Đây là hành trình thử thách bản thân cô gái 23 tuổi qua những vùng đất khắc nghiệt và hoang dã ở châu Phi.
Trong tập 2, Huyền Chip đã cho thấy được một cô gái trưởng thành hơn rất nhiều. Chuyến đi đến châu Phi mang nhiều nét khác biệt và cảm xúc hơn. Chưa bao giờ trải qua nỗi cô đơn, tủi thân và vất vả đến thế, nhưng cũng không nơi đâu đem đến cho Huyền Chip món nợ tình cảm như thế. Cô gái nhỏ bé giữa châu Phi có lúc không xu dính túi, có lúc bị cướp mà không ai giúp…
Khó khăn là thế nhưng cũng có những hạnh phúc đơn giản là đứa trẻ châu Phi vô tư cúi xuống khâu đôi giày rách của cô, những chàng trai ngại ngùng ngỏ ý xin được chạm vào mái tóc dài, bữa cơm đạm bạc nhưng thân mật chỉ dành tiếp khách… Tất cả những điều đó khiến châu Phi – ban đầu là nơi xa lạ và đầy hiểm nguy – đã trở thành món nợ trong trái tim Huyền Chip.
Tuy nhiên, những ngày vừa qua, lại có những tranh cãi của cư dân mạng về chuyện xin visa qua 25 nước, nghi vấn xin việc kiếm tiền quá dễ của Huyền Chip và cả tranh cãi chuyện chi phí thực sự hết bao nhiêu. Trong buổi ra mắt tập 2, Huyền Chip đã có những chia sẻ và giải đáp thắc mắc của độc giả.
- Nghi vấn xin visa 25 nước khiến nhiều bạn trẻ thực sự khó tin, bạn giải thích thế nào về điều này?
Nhiều người nghi vấn về xin visa của tôi khi qua nhiều nước. Thậm chí, có một số bạn còn đưa ra lý lẽ một số nước bắt chứng minh tài chính khi xin visa hoặc khó xin visa với hộ chiếu Việt Nam. Tôi thừa nhận xin visa với hộ chiếu Việt Nam rất là khó. Mọi người cũng cần biết xin visa là khó nhưng không phải là tất cả đều khó. Nhiều nước không bắt chứng minh tài chính khi xin visa như Nepal, Tanzania, Zambia, Zimbabue… tôi có thể xin visa hay mua visa tại biên giới. Hành trình của tôi chỉ mới là châu Á và châu Phi, chưa hề sang châu Âu, Mỹ hay Australia và cũng chưa xin visa đi các nước này.
Visa xin khó nhất là khi tôi đi Israel, tôi đã xin visa đi Israel từ Nepal. Tuy nhiên, tôi nhận được yêu cầu về nước để xin visa. Sau đó, tôi gửi email đến lãnh sự quán, giải thích thêm và sau đó vẫn được cấp visa. Cũng có lúc không xin được như visa đi Pakistan. Hoặc như khi xin visa không được, thay vì bay từ Ai Cập sang Sudan thì phải bay từ Ethiopia sang Sudan. Hành trình xin visa sang Nam Phi rất vất vả tại 3 nước mà vẫn không được, cuối cùng tôi phải quay về Việt Nam.
- Có một câu nói của Huyền Chip là “ăn vạ xin visa” khiến cộng đồng mạng khó hiểu, bạn có thể giải thích rõ về sự “ăn vạ” này?
Đó là một câu nói sau khi tôi tham dự hội thảo về du lịch và vấn đề khó xin visa. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã hỏi rằng: “Cháu xin visa như thế nào?”. Lúc đó, sau buổi hội thảo với nhiều thông tin, tôi đùa bác là “Cháu ăn vạ xin visa bác ạ”, tức là người này không cấp thì sẽ gặp cấp trên và thậm chí cấp trên nữa đến lúc không cấp thì thôi. Sau đó, một số tờ báo trích lại câu “ăn vạ xin visa” nên đã đặt ra nghi vấn trong mọi người. Thực ra, Huyền thấy buồn cười vì đó là câu nói đùa.
- Về chi phí 700 USD để đi du lịch 25 nước cũng khiến nhiều người choáng?
Về vấn đề kinh phí, Huyền đã đính chính với một số báo. Thực chất đó là số tiền ban đầu chứ không phải toàn bộ kinh phí của chuyến đi. Với tôi, đi không phải là để lấy thành tích, số nước hay số tiền không quan trọng. Có một số báo khi phỏng vấn hỏi tôi đi được mấy nước, hết bao nhiêu tiền rồi nói đưa ra một con số cụ thể. Bản thân tôi không đếm đã đi qua bao nhiêu nước và khi đưa ra con số ước chừng thì phóng viên đưa ngay lên tít bài, Cho nên, bạn đọc hiểu sai về chuyến đi của Huyền.
- Chuyện xin tài trợ chi chuyến đi thì như thế nào, Huyền có thể chia sẻ với mọi người ?
Thực ra gần đây có thông tin nói Huyền đi 25 nước hết chi phí 25.000 USD. Đây là con số được lấy trong một bài blog mà tôi viết năm 2010, khi bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi. Lúc bắt đầu thì tôi không có tiền, nghĩ đơn giản là chỉ đi được tới Ấn Độ là có thể hết tiền. Cho nên, Huyền lên mạng kêu gọi tài trợ. Có một công ty hồi âm, nhưng sau khi đọc hợp đồng thì thấy họ bắt tôi phải đi theo lịch trình, đi nơi này, nơi kia, gửi báo cáo cho họ nên tôi từ chối và đi không có tài trợ Khi có người hỏi về chi phí chuyến đi, lúc đó tôi tạm tính là hết khoảng 25.000 USD.
- Một số người lại nói bạn được gia đình tài trợ?
Huyền lớn lên ở quê, gia đình không phải là đại gia. Số tiền tôi tiêu trong chuyến đi là bản thân tự kiếm được.
- Câu chuyện bạn làm nhân viên sòng bài ở Tanzania cũng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn?
Khi ở Tanzania, sau khi trải qua một số công việc với mức lương thấp, tôi nghĩ có thể không đủ tiền đi sang nước khác. Một lần trên đường đi thấy sòng bạc tuyển nhân viên, Huyền mạnh dạn hỏi anh bảo vệ. Tuy nhiên, ban đầu nhận được ánh mắt đầy coi thường. Thế nhưng tôi vẫn nói với bảo vệ là muốn gặp quản lý cao nhất. Không hiểu sao, bảo vệ không đuổi mà vẫn đi báo với quản lý. Chị quản lý ra gặp và trao đổi về nhu cầu tuyển người quảng cáo chương trình khuyến mại hoặc MC trong những bữa tiệc của sòng bài. Mọi người nên nhớ sòng bạc ở châu Phi có quy mô nhỏ hơn ở Lasvegas. Cho nên, nhiều người đưa ra những quy chuẩn của sòng bạc trên thế giới là không phù hợp với sòng bạc ở châu Phi.
- Xin việc là điều không dễ, vì sao Huyền Chip lại có thể xin việc có vẻ dễ như vậy trong chuyến đi?
Những việc mình làm chủ yếu bán thời gian, không theo thời gian của văn phòng. Vấn đề quan trọng là không phụ thuộc vào bạn ở đâu mà chủ yếu là năng lực. Vì ở Việt Nam vẫn có những sinh viên ra trường không xin được việc. Nhiều khi đi tìm việc, cửa hàng có thể không cần tuyển nhưng thấy sự nhiệt tình và năng động vẫn giới thiệu bạn sang nơi khác.
- Vậy, tổng chi phí mà Huyền dành để đi hết 25 nước là bao nhiêu?
Huyền không tính cụ thể, ban đầu dự tính khoảng 25.000 USD. Người ta chỉ tính ngân sách khi có tiền để tiêu. Còn trong chuyến đi, có lúc tôi không có 1 xu nào. Tôi cứ đi và kiếm thêm tiền. Tôi cũng chia sẻ là có khi đi mấy ngày mà không tiêu 1 xu nào, thậm chí có những nước châu Phi bạn chỉ cần tiêu 5-10 USD/ngày.
Xin cám ơn những chia sẻ của Huyền Chip!
Ngay từ khi mới ra mắt tập 1, một số độc giả tỏ ra nghi ngờ về số tiền ít ỏi mà chu du được nhiều nước. Tuy nhiên, ngay trước thềm cuộc họp báo ra mắt tập 2 "Đừng chết ở châu Phi", một lần nữa, cư dân mạng lại "đào xới" lại vấn đề này.
Hàng loạt ý kiến thắc mắc được đưa ra như chuyện làm visa du lịch mất ít nhất 30 ngày và một số nước còn bắt chứng minh… Thậm chí, công việc của nhân viên sòng bài cũng khiến không ít độc giả đặt ra nghi vấn vì sao một cô gái chưa quen nhiều đã có thể làm việc trong sòng bài…
Trước đó, sau khi nhận được những phản hồi, thắc mắc, hoài nghi và tranh cãi trái chiều của độc giả về tính thực tế của những thông tin trong tập 1 cuốn sách xách ba lô lên và đi mang tên: Châu Á là nhà. Đừng khóc, Huyền Chip đã post dòng status trên trang cá nhân mà nhiều người cho rằng đó là phát ngôn cộc lốc, bất kính vì thiếu chủ ngữ: "Gửi mọi người. Sẽ sớm có thông báo chính thức với đầy đủ chứng cớ phản bác các nghi vấn không có cơ sở, thậm chí xuyên tạc. Cũng đã uỷ quyền cho một cơ quan pháp lý xử lý những kẻ có hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân. Trân trọng".
Sau đó Huyền Chip đã đăng lòi xin lỗi như sau: "Trước hết, mình xin lỗi những bạn nào có thắc mắc chính đáng về chuyến đi và cuốn sách của mình và cảm thấy không thoải mái khi đọc status của mình ngày hôm qua. Thắc mắc của các bạn sẽ được trả lời tại buổi họp báo. Buổi hôm đó sẽ có nhiều báo chí, sẽ thuận lợi hơn để ý kiến của các bạn được nhiều người lắng nghe"


Theo Anh Minh (Khampha.vn)


Trả lời Phỏng Vấn tại HCM


Huyền Chip bị xoay như chong chóng tại họp báo ở TP.HCM

"Không ai được quyền xem visa của tôi", đó là cách mà Huyền Chip trả lời một độc giả khi anh này nằng nặc đòi xem visa dù cô khẳng địng GS Nguyễn Lân Dũng đã chứng minh độ xác thực của nó.
Sáng nay (22/9), Huyền Chip – tác giả cuốn Xách ba lô lên và đi đã có cuộc họp báo ra mắt và giao lưu cùng đọc giả tại TP.HCM. Cuộc gặp gỡ đã thu hút đông đảo báo giới và bạn trẻ đến tham dự, phần đặt câu hỏi giữa bạn đọc và tác giả là phần sôi nổi và thu hút nhất.
Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại thể hiện quan điểm cá nhân qua từng câu chất vấn, Huyền Chip cũng rất bình tĩnh khi đáp lại từng câu hỏi một khôn ngoan và khéo léo.
Sự thật chỉ là một nửa “….Và một nửa còn lại phụ thuộc ở mỗi con người chúng ta, cách chúng ta trải nghiệm. Chẳng thể nói rằng vì tôi không giống bạn nên bạn không tin tôi, chớ mang những trải nghiệm cá nhân của mình gán ghép vào người khác!”
Huyền Chip đã mở đầu buổi giao lưu của mình bằng cách đi thẳng vào vấn đề mà dư luận những ngày nay xôn xao. Một lần nữa cô khẳng định mình không nhận bất kỳ khoản tiền tài trợ từ cơ quan, tổ chứ nào. Huyền nói cô tôn trọng tất cả ý kiến của mọi người nhưng ai cũng có quyền được lựa chọn và nếu đã không tin, không thích, thì Huyền cũng không thể ép ai mua hay đọc sách mình.
Lập luận của Huyền Chip trong buổi họp báo ở TP.HCM khá logic và giữ vững phong thái tự tin từ đầu đến cuối chương trình. Huyền chia sẻ: “Tôi thấy buồn cười khi có những bạn tìm ra trang blog cá nhân đã bị mất cách đây 3 năm của tôi rồi chụp lại câu tôi viết là cần 25.000 USD để chuẩn bị cho chuyến đi. Thật sự 25.000 USD đã nằm trong kế hoạch của tôi nhưng khi đến đặt vấn đề với các cơ quan, tổ chức, họ đều từ chối. Và bản thân tôi cũng thấy, nếu đầu tư cho một con bé vừa kém xinh vừa không có gì để đảm bảo như mình thì họ quả là mạo hiểm. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra một nơi có thể cho mình số tiền đó nhưng sau khi đọc xong hàng tá các điều khoảng dài ngoằng của họ mình quyết định: Thì thôi, tự đi vậy! Chỉ có thế và tôi đã lên đường với 700 USD”. Huyền cũng lý giải cụ thể vì sao mình có thể xin được việc ở những nơi đã từng dừng chân. Cô nói: “Đó không hề là việc dễ dàng gì, nhưng các bạn nhìn xem, ngay ở Việt Nam đây, tại sao có những bạn bằng tuổi nhau, trình độ ngang nhau vậy mà lại có bạn tìm được công việc có bạn không? Với tôi sự kiên trì chính là cách giúp tôi có được việc làm, chỗ ngủ và thức ăn. Có lúc tôi phải xin đến 10 chỗ người ta mới chịu nhận. Nhưng, tôi không thể viết tất cả 10 lần ấy vào trong sách được, sẽ ai quan tâm chứ? Tôi là một người viết, vì thế tôi có quyền đưa và không đưa chi tiết mà mình muốn hay không muốn!”. Huyền từ chối cho xem visa Sau phần giải thích khá thuyết phục của Huyền về những thắc mắc của nhiều bạn trẻ về cuốn sách, phần đặt câu hỏi giao lưu mở ra với khá nhiều câu hỏi thú vị, có cả những câu làm khó Huyền Chip…
Không khí buổi nói chuyện khá thoải mái khiến Huyền Chip tự tin chia sẻ những gì mình nghĩ, mong muốn...
Rất nhiều khán giả tranh nhau đặt câu hỏi cho Huyền Chip.
- Xin được hỏi Huyền là trong tập một của cuốn sách có chi tiết Huyền và các bạn đến thăm một di tích ở Myanmar. Trong đó Huyền kể mình đã trốn vé vì không muốn làm giàu cho nhà nước Myanmar. Huyền có thấy như thế là làm mất mặt bạn trẻ cũng như ảnh hưởng đến tình đoàn kết của hai nước Việt - Myanmar không?
HC: Câu hỏi của bạn có vẻ to tát quá nhưng thật ra với dân phượt như bọn tôi thì nghĩ đến cách nào để càng cắt giảm chi phí cho mình nhất thì càng tốt chứ không nghĩ đến tình thâm giao hay đoàn kết giữa hai nước. Với lại, chuyến đi của tôi là đại diện cho chính mình chứ không hề có ý nghĩ là đại diện cho ai. Nhưng nếu hành vi có thật sự gây ra tác động xấu nào thì tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm.
- Đọc xong tập một và thấy Huyền đi có 4 ở Đông Nam Á nước vậy tại sao Huyền lại đề trên cuốn sách là Hành trình đến 25 quốc gia chỉ với 700 USD?
HC: Đó là còn tùy cách hiểu và định nghĩa của mỗi người về cụm từ “hành trình” là gì. Với tôi, hành trình cuộc sống, hành trình hạnh phúc và cả hành trình đến với các vùng văn hóa khác nhau trên thế giới là cả một quá trình dài nhưng chư hẳn là phải xuyên suốt, không bị gián đoạn… Vì thế không thể bắt lỗi chuyện dùng từ và thực tế bởi tôi vẫn đang trên đường chinh phục chuyến hành trình mà mình đã đặt ra!
- Trong cuộc họp báo ở Hà Nội, tôi biết Huyền đã trình visa của mình, nhưng tôi cùng nhiều người chưa được xem ở đây vấn muốn chứng thực những gì Huyền nói bằng visa. Vì thế, tôi đề nghị Huyền cho xem visa?
HC: Tôi không muốn cố thuyết phục ai đó tin vào mình vì thế không có lý do nào để buộc tôi phải lần lượt đưa visa cho hết người này đến người kia kiểm chứng. Sau khi anh xem có chắc rằng tất cả mọi người đã từng hồ nghi tôi sẽ thay đổi quan điểm và cách nhìn của họ? Anh và những người chưa tin, họ là ai? Anh có quyền gì mà nhân danh cho họ? Vậy nên, đây là visa của tôi nhưng tôi không thích cho anh xem.
- Trong quá trình đi phượt, Huyền đã bị gãy chân phải nằm viện một tháng vậy Huyền tiền ở đâu để chi trả viện phí?
HC: Tôi rất may mắn vì có một người bạn rất thân ở đó, người ấy đã giúp đỡ và chăm sóc trong suốt thời gian tôi bị gãy chân. Khi không thể đi lại và xin việc tôi chỉ còn biết nằm một chỗ và viết để có tiền trang trải viện phí. Tôi cộng tác cho một số trang tin ở nước đó và cũng viết khá thường xuyên nên tôi đã may mắn có tiền để vượt qua giai đoạn khó khăn ấy.
- Nếu Huyền có bạn trai, Huyền có đưa bạn trai theo cùng trong những chuyến đi sắp tới của mình?
HC: Điều đó còn tùy vào duyên và niềm đam mê của người ấy với những miền đất mới. Huyền nghĩ điều gì đang cản chân bạn trẻ Việt với cuộc sống và thế giới bên ngoài? - Bản thân tôi chỉ là một người yêu thích trải nghiệm, tôi đi để thỏa mãn đam mê của mình nên không dám lên tiếng phán xét và nhận định ai. Mỗi người có một cách sống khác nhau vì thế thú vị hay tẻ nhạt là tùy thuộc vào cách lựa chọn của họ. Tôi không thuyết phục ai và cũng không khuyên bảo ai, nhưng nếu bạn tin mình đúng, hãy giữ ý kiến đó và chúc may mắn.
Ma Kết Theo Tri Thức


Thừa nhận sai có khiến Huyền Chip tụt hạng?


Cái tên Huyền Chip đã trở thành niềm ước ao, ngưỡng mộ của biết bao nhiêu bạn trẻ Việt yêu "phượt" khi cô cho biết mình đã đi 25 nước với khởi điểm 700 USD trong tay.

Sau ngày xuất bản, tập 1 ký sự du lịch của Huyền Chip đã bán được số lượng lớn, và rất nhanh, Huyền Chip sở hữu lượng fan trẻ hùng hậu. Cũng có một số nghi vấn trong cuốn sách đầu tiên Huyền ra mắt, nhưng rồi nó nhanh chóng bị dập tắt.
Tháng 9.2013, phượt thủ 9X lần lượt tổ chức họp báo ra mắt tập 2: Đừng chết ở châu Phi. Hai ngày giao lưu với bạn trẻ tại Hà Nội và TP.HCM có lẽ sẽ khiến Huyền Chip nhớ mãi với phần chất vấn sắc sảo của độc giả. Tại Hà Nội, sự góp mặt của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương Hà Nội), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng không đủ để giúp Huyền Chip xua tan mọi lùm xùm về tính xác thực trong cuốn sách.
Tuy nhiên, dư luận cũng sẽ chỉ dừng lại ở việc đọc và thắc mắc một số chi tiết bất hợp lý - chuyện bình thường ở một độc giả với cuốn sách mình yêu quý, tò mò - nếu như không có chuyện Huyền Chip khăng khăng tất cả những gì cô viết đều là... sự thật. Những phi vụ trốn vé, làm giả giấy tờ và vượt biên trái phép... có quá nhiều điều bí ẩn phía sau cuốn sách của Huyền.
Không ai phủ nhận Huyền Chip là một 9X cá tính xếp hàng top tại Việt Nam, bởi sự thật không có cô gái nào dám đi phượt liều mạng như Huyền Chip. Huyền có khả năng ghi chép tốt, bởi với những chặng đường đã đi qua, không phải ai cũng có thể diễn đạt cảm xúc ấy thành sách... Tuy nhiên, giá như Huyền chịu thấu hiểu tâm lý đám đông hơn, trả lời những thắc mắc một cách linh hoạt và thành thật hơn, có lẽ cơ sự đã không đến mức cao trao như bây giờ.
Không ai tin một cô gái bị xe máy chạy 100km/giờ tông gãy ống đồng lại có thể leo núi chỉ sau 2 - 3 tuần bó bột. Khi chi tiết này được đem ra thắc mắc, cô nàng lại khẳng định: "Mình không nói đoạn ấy trong sách", bất chấp bản in đoạn trích dẫn này đã được độc giả chụp lại y nguyên như cuốn sách Huyền phát hành; hay theo quy định ai đã ở Israel thì không được phép qua Palestine và ngược lại, nhưng Huyền Chip khẳng định cô đã đi cả 2 nước. Trước thắc mắc của độc giả, Huyền chỉ nói: "Tôi không giải thích được"; hoặc khi độc giả xin phép được xem visa, cô "đốp luôn: "Bạn không có quyền xem visa của tôi".
Những câu trả lời như "tát vào mặt" những người bỏ thời gian và tiền bạc để đọc những dòng chữ đang bị nghi vấn dối trá của Huyền Chip đã khiến nhiều người nổi cáu. Đứng trước sự hoài nghi những gì mình viết chỉ là hư cấu và không trung thực, Huyền Chip cười: “Tôi không phải chứng minh mình vô tội vì tôi không có tội. Khi chẳng ai có đủ lý lẽ chứng minh tôi nói dối, nói sai sự thực trong cuốn sách thì tôi không việc gì phải chứng minh mình nói thật”. Về độ bản lĩnh đối mặt với dư luận của Huyền Chip, chắc chắn nhiều tiền bối còn phải học hỏi.
Bức xúc vì mọi người không tin mình, cô nàng cá tính khẳng định: "Tôi viết những dòng này không phải để thanh minh hay để trả lời bất cứ một thắc mắc nào. Có những người còn lên trước mưu hèn kế bẩn, lợi dụng phép lịch sử tối thiểu để tấn công tôi, quyết tâm hạ tôi cho bằng được thì những lời giải thích với họ nào có nghĩa lý gì?
Chưa biết đúng sai thế nào nhưng bất kỳ ai nói tốt cho tôi cũng sẽ bị quy chụp là giả dối, là dại dột, là ăn tiền. Bất cứ ai nói xấu về tôi cũng sẽ bị ghép cho danh GATO, đố kỵ, anh hùng bàn phím. Thật là hỗn loạn! Chẳng phải đó là một lời khen ngầm khi các bạn nghĩ tôi đáng để các bạn dành ra chừng đấy thời gian và công sức sao?
Tôi viết những dòng này cho những người đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi, để mọi người biết rằng tôi vẫn ổn. Tôi vẫn ổn. Tôi đã không gục ngã trong suốt cuộc hành trình của mình, và tôi sẽ không gục ngã trên chính quê hương mình.

Cái tên Huyền Chip đã trở thành niềm ước ao, ngưỡng mộ của biết bao nhiêu bạn trẻ Việt yêu "phượt" khi cô cho biết mình đã đi 25 nước với khởi điểm 700 USD trong tay.

Sau ngày xuất bản, tập 1 ký sự du lịch của Huyền Chip đã bán được số lượng lớn, và rất nhanh, Huyền Chip sở hữu lượng fan trẻ hùng hậu. Cũng có một số nghi vấn trong cuốn sách đầu tiên Huyền ra mắt, nhưng rồi nó nhanh chóng bị dập tắt.
Tháng 9.2013, phượt thủ 9X lần lượt tổ chức họp báo ra mắt tập 2: Đừng chết ở châu Phi. Hai ngày giao lưu với bạn trẻ tại Hà Nội và TP.HCM có lẽ sẽ khiến Huyền Chip nhớ mãi với phần chất vấn sắc sảo của độc giả. Tại Hà Nội, sự góp mặt của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương Hà Nội), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng không đủ để giúp Huyền Chip xua tan mọi lùm xùm về tính xác thực trong cuốn sách.
Tuy nhiên, dư luận cũng sẽ chỉ dừng lại ở việc đọc và thắc mắc một số chi tiết bất hợp lý - chuyện bình thường ở một độc giả với cuốn sách mình yêu quý, tò mò - nếu như không có chuyện Huyền Chip khăng khăng tất cả những gì cô viết đều là... sự thật. Những phi vụ trốn vé, làm giả giấy tờ và vượt biên trái phép... có quá nhiều điều bí ẩn phía sau cuốn sách của Huyền.
Không ai phủ nhận Huyền Chip là một 9X cá tính xếp hàng top tại Việt Nam, bởi sự thật không có cô gái nào dám đi phượt liều mạng như Huyền Chip. Huyền có khả năng ghi chép tốt, bởi với những chặng đường đã đi qua, không phải ai cũng có thể diễn đạt cảm xúc ấy thành sách... Tuy nhiên, giá như Huyền chịu thấu hiểu tâm lý đám đông hơn, trả lời những thắc mắc một cách linh hoạt và thành thật hơn, có lẽ cơ sự đã không đến mức cao trao như bây giờ.
Không ai tin một cô gái bị xe máy chạy 100km/giờ tông gãy ống đồng lại có thể leo núi chỉ sau 2 - 3 tuần bó bột. Khi chi tiết này được đem ra thắc mắc, cô nàng lại khẳng định: "Mình không nói đoạn ấy trong sách", bất chấp bản in đoạn trích dẫn này đã được độc giả chụp lại y nguyên như cuốn sách Huyền phát hành; hay theo quy định ai đã ở Israel thì không được phép qua Palestine và ngược lại, nhưng Huyền Chip khẳng định cô đã đi cả 2 nước. Trước thắc mắc của độc giả, Huyền chỉ nói: "Tôi không giải thích được"; hoặc khi độc giả xin phép được xem visa, cô "đốp luôn: "Bạn không có quyền xem visa của tôi".
Những câu trả lời như "tát vào mặt" những người bỏ thời gian và tiền bạc để đọc những dòng chữ đang bị nghi vấn dối trá của Huyền Chip đã khiến nhiều người nổi cáu. Đứng trước sự hoài nghi những gì mình viết chỉ là hư cấu và không trung thực, Huyền Chip cười: “Tôi không phải chứng minh mình vô tội vì tôi không có tội. Khi chẳng ai có đủ lý lẽ chứng minh tôi nói dối, nói sai sự thực trong cuốn sách thì tôi không việc gì phải chứng minh mình nói thật”. Về độ bản lĩnh đối mặt với dư luận của Huyền Chip, chắc chắn nhiều tiền bối còn phải học hỏi.
Bức xúc vì mọi người không tin mình, cô nàng cá tính khẳng định: "Tôi viết những dòng này không phải để thanh minh hay để trả lời bất cứ một thắc mắc nào. Có những người còn lên trước mưu hèn kế bẩn, lợi dụng phép lịch sử tối thiểu để tấn công tôi, quyết tâm hạ tôi cho bằng được thì những lời giải thích với họ nào có nghĩa lý gì?
Chưa biết đúng sai thế nào nhưng bất kỳ ai nói tốt cho tôi cũng sẽ bị quy chụp là giả dối, là dại dột, là ăn tiền. Bất cứ ai nói xấu về tôi cũng sẽ bị ghép cho danh GATO, đố kỵ, anh hùng bàn phím. Thật là hỗn loạn! Chẳng phải đó là một lời khen ngầm khi các bạn nghĩ tôi đáng để các bạn dành ra chừng đấy thời gian và công sức sao?

Tôi viết những dòng này cho những người đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi, để mọi người biết rằng tôi vẫn ổn. Tôi vẫn ổn. Tôi đã không gục ngã trong suốt cuộc hành trình của mình, và tôi sẽ không gục ngã trên chính quê hương mình.
Mặc dù tôi không thích chuyện này một tí nào, mặc dù tôi đã ấm ức đến mức tu lên khóc trong một quán cà phê khi ngồi cùng bạn bè, sau một đêm bình tâm lại, tôi nhận ra rằng người được nhất trong tất cả chuyện này vẫn là tôi. Tôi đã có được thêm một trải nghiệm không phải ai cũng có. Tôi đã thấm thía những bài học mà không ai có thể dùng tiền mà mua được. Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng: những trải nghiệm và bài học này sẽ còn giúp tôi đi xa hơn nữa. Thép cũng phải tôi qua lửa. Người cũng phải vượt qua khó khăn mới lớn lên được. Tôi đang lớn lên từng ngày.
Hãy cứ đánh giá tôi nếu đánh giá người khác giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn về bản thân mình. Hãy cứ mạt sát tôi nếu việc hạ gục được người khác giúp cuộc sống của chính bạn tốt đẹp hơn. Nhưng dù các bạn có nói, có làm gì đi chăng nữa thì tôi vẫn biết tôi là ai và tôi biết mình muốn gì. Tôi sống đúng với con người thật mình.
Tôi sống không hổ thẹn với lương tâm mình. Tôi sẽ vẫn làm những việc tôi yêu thích và sẽ vẫn vững tin bước đi trên con đường của mình. Tôi không sợ khổ. Tôi chỉ sợ chán. Và tôi nghĩ, nếu cuộc sống tôi cứ tiếp tục đầy sự kiện như thế này thì còn lâu tôi mới chán được. Việt Nam là nhà. Đừng khóc!".
Câu chữ của Huyền Chip thốt ra đanh thép, sắc sảo và không thừa chữ nào. Tuy nhiên, ai đọc xong những dòng chữ này cũng có chung cảm nhận, Huyền Chip thích thì viết, ai đọc thì mua không thì thôi.
Dư luận có đúng không khi so sánh Huyền Chip với Bà Tưng, dù cho Huyền Chip không khoe thân mà chỉ thể hiện sự tưng tửng: "Tôi không muốn cho xem đấy"... Độc giả chỉ cần Huyền Chip thành thật với chính mình, rằng sách viết ra có đoạn thêm thắt, quá trình in sách có người biên tập, chỉnh sửa cho tăng hấp dẫn... và họ sẵn sàng chấp nhận vì đó là chuyện bình thường của việc sáng tạo câu chữ. Ở phương diện cuộc sống, cá tính của Huyền Chip được mọi người nể phục, nhưng là một tác giả, cô cần học thêm câu "biết người biết ta".
Thái độ tôn trọng, ăn nói chừng mực là yếu tố cần thiết có ở tất cả mọi người chứ không riêng người trẻ, và càng không riêng Huyền Chip - một cái tên nổi tiếng và đang trở thành hình tượng đẹp của nhiều teen 9X. Vẫn biết dù khen hay chê, tung hô hay "ném đá" thì hiệu ứng đám đông cuối cùng vẫn giúp Huyền Chip và tác phẩm của cô thêm "cháy" kệ sách.
Tuy nhiên, nếu "con cưng" của Huyền Chip không có nhiều giá trị với người đọc thì có lẽ, số tiền cô kiếm được từ việc bán sách cũng không mấy giúp cô hào hứng. Và chắc Huyền Chip từ trong trái tim mình, chẳng bao giờ muốn Đừng chết ở Châu Phi trở thành giấy gói xôi như cách nhiều độc giả đang trêu đùa cô.
Theo Xzone

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét