Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Nhận xét của người nước ngoài về VN P2: Lối sống


Despite increasing prosperity, Vietnam’s appetites remain unique Việt Nam – Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị
Cali Today News - JOEL BRINKLEY, Chicago Tribune một giáo sư tại Đại Học Stanford Hoa Kỳ, từng được giải Pulizer, cựu phái viên hải ngoại của báo New York Times, đã đưa lên Chicago Tribune’s website một bài viết thuật lại cuộc hành trình 10 ngày xuyên Việt Nam của ông ta với kết luận rằng “Người Việt Nam có khuynh hướng hiếu chiến vì thích ăn thịt – đặc biệt là thịt chuột, chim và chó”.

Despite increasing prosperity, Vietnam’s appetites remain unique

Mặc dù đã có sự thành công về kinh tế, nhưng sự thèm ăn của người Việt Nam vẫn độc đáo, kỳ cục. 

You don’t have to spend much time in Vietnam before you notice something unusual. You hear no birds singing, see no squirrels scrambling up trees or rats scurrying among the garbage. No dogs out for a walk.
Ở Việt Nam, bạn sẽ không tiêu phí nhiều thời gian trước khi bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. 

In fact, you see almost no wild or domesticated animals at all. Where’d they all go? You might be surprised to know: Most have been eaten.
Of course, as with most states in the region, tigers, elephants, rhinos and other big animals are trafficked to China. At this, of course, Vietnam is hardly alone — though the World Wildlife Fund describes the state as the world’s greatest wildlife malefactor.

Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: chúng đều bị ăn thịt cả. 
Dĩ nhiên, cũng như đa số các nước trong khu vực, hổ, voi, tê giác và những động vật lớn khác đã bị bán sang Trung Quốc. Việt Nam không phải là nước duy nhất làm điều này, thế nhưng, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là nơi tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.
Various reports show that Vietnamese kill more rhinos for their horns than any other nation. Chinese value those horns for their mythical medical qualities — like so many exotic-animal body parts. 
Nhiều báo cáo cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Người Trung Quốc cần những chiếc sừng cũng như nhiều bộ phận cơ thể của các động vật quí hiếm khác vì tin vào công dụng chữa bệnh hoang đường.
Animal trafficking explains the dearth of tigers, elephants and other big beasts. But what about birds and rats? Yes, people eat those, too, like almost every animal that lives there. In Da Nang in January, I saw a street-side merchant with bowls full of dead rats for sale — their fur removed but otherwise intact — ready to cook. 
Việc mua bán động vật có thể giải thích được sự tuyệt vong của loài hổ, voi và những con thú lớn khác. Nhưng còn chim và chuột thì sao? Vâng, người ta cũng ăn cả chúng, như với hầu hết các loài động vật khác ở đây. Vào tháng Giêng ở Đà Nẵng, tôi đã thấy một người hàng rong bên vệ đường đang bán một chậu chuột chết, lông đã được vặt hết nhưng thân hình còn nguyên vẹn, sẵn sàng để nấu.
Last spring, Conservation International reported that several varieties of Vietnamese gibbon, part of the ape family, “are perilously close to extinction” — all but a few of them already eaten.
Mùa xuân trước, tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã báo cáo rằng một số loài vượn Việt Nam, một họ hàng của giống đười ươi, “đang đứng trước thảm hoạ diệt vong” vì chúng đã bị ăn thịt hết, chỉ còn lại vài con. 
All of this raises an interesting question. Vietnamese have been meat eaters through the ages, while their Southeast Asian neighbors to the west — Cambodia, Laos, Thailand and Myanmar — have largely left their wildlife alone.
Những điều này dẫn đến một vấn đề thú vị. Người Việt từng ăn thịt qua nhiều thế hệ, trong khi các nước láng giềng phía tây Đông nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện lại không động đến đông vật hoang dã. 
In each of these other countries you see flocks of birds that are absent in Vietnam along with numerous pet dogs and cats. There, people eat rice, primarily, and for many people in most of those states their diet includes little more than that.

Tại những nước trên, bạn có thể thấy những đàn chim giờ không còn nữa ở Việt Nam, cũng như vô số chó và mèo. Ở những nơi ấy, người ta chủ yếu ăn cơm, và thức ăn của người dân cũng ít ỏi. 
Vietnam has always been an aggressive country. It has fought 17 wars with China since winning independence more than 1,000 years ago and has invaded Cambodia numerous times, most recently in 1979. Meantime, the nations to its west have largely been passive in recent centuries.
Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây. 
Many anthropologists and historians attribute the difference to the state’s origins. Vietnam was born of China, while India heavily influenced the other countries — two nations with drastically different personalities, even today.
Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt này là từ nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia kia - hai quốc gia với đặc tính vô cùng khác biệt cho đến tận ngày nay. 
Well, certainly that played a part. But I would argue that because Vietnamese have regularly eaten meat through the ages, adding significant protein to their diet, that also helps explain the state’s aggressive tendencies — and the sharp contrast with its neighbors.
Rõ ràng, đây là một phần nguyên nhân. Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng. 
Right now, the favored dish is dog. In fact, dog meat is particularly prized. It’s considered a specialty because it is said to contain more protein than other meats. For Vietnamese, tradition has it that whenever you have bad luck you should eat dog meat to change your fate. But you shouldn’t eat it at the start of the lunar month, or the reverse will happen. You’ll actually bring on bad luck.
Hiện nay, món ăn được ưa chuộng là thịt chó. Trên thực tế, thịt chó thì rất đắt. Nó được xem là món đặc biệt vì được cho là chứa nhiều chất đạm hơn những loại thịt khác. Trong truyền thống người Việt, mỗi khi bị xui xẻo, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi thời vận. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng âm lịch vì sẽ làm vận may đảo ngược. Bạn sẽ gặp xui xẻo. 
Now, however, tradition is clashing with modernity — and the law has changed with it. Thirty years ago, it was illegal to keep a pet dog. The government held the view that dog meat was a nutritional priority that couldn’t be ignored. That point of view still pertains, though the government repealed the law years ago.
Nhưng giờ đây truyền thống đang đối chọi với thời buổi hiện đại và luật lệ cũng thay đổi theo. Ba mươi năm trước, nuôi chó là phạm pháp. Chính quyền cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng nên không được bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn phù hợp, mặc dù chính quyền đã bãi bỏ điều luật trên từ nhiều năm qua. 
In fact, still today, driving down the highway it’s not unusual to see a flatbed truck hauling dogs curled up in little stacked cages, six cages high, eight deep, off to market — similar to the way chickens are transported to slaughterhouses in the west.
Thực tế là cho đến nay, không là một điều hiếm hoi khi ta thấy dọc theo các xa lộ những chiếc xe vận tải chở những chú chó nằm cuộn trong những chiếc lồng chồng cao đến sáu tầng, rộng tám tầng để đưa ra chợ -- tương tự như cảnh chuyên chở gà đến lò mổ ở phương tây. 
But now, Vietnam is a rapidly prospering state; more than half the population was born after the Vietnam War (which they call the American war). Per capita income is about $3,400, which may not seem like a lot but is higher than in most neighboring states. And as the middle class grows, so does Western influence — picked up from television, movies, Facebook, Twitter and the rest.
Nhưng Việt Nam hiện là một đất nước đang giàu lên nhanh chóng; hơn phân nửa dân số sinh sau cuộc chiến Việt Nam (mà họ gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng. Và một khi giới trung lưu tăng trưởng, ảnh hưởng từ phương Tây cũng tăng theo -- được tiếp thu từ truyền hình, điện ảnh, Facebook, Twitter và những thứ khác. 
With that has come a new desire among some to keep pets. So now you do see an occasional dog here and there, lounging on the front porch of someone’s home — but under the watchful eye of its owner. Even now, as Vietnam rapidly modernizes and matures, if the dog wanders too far from home, someone will grab it and then serve dog for dinner.
Điều này làm nảy sinh ra việc một số người muốn nuôi giữ thú vật. Vì thế giờ đây thỉnh thoảng bạn cũng thấy được vài chú chó đang nằm trước hiên nhà ai đó -- dưới con mắt đầy cảnh giác của chủ nhà. Thậm chí giờ đây khi Việt Nam đang trưởng thành và hiện đại hoá nhanh chóng, nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt. 
Visiting Vietnam, many Western visitors despair. As one Western blogger put it: “I can quite honestly say it’s the most gruesome thing I have ever seen.”
Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây đã cảm thấy thất vọng. Như một blogger phương Tây đã nhận định: “Tôi có thể thành thực nói rằng đấy là một cảnh rùng rợn nhất mà tôi từng chứng kiến. 
I could not agree more.
Và tôi không thể nào ko đồng ý với cách diễn tả trên.
Joel Brinkley, a professor of journalism at Stanford University, is a Pulitzer Prize-winning former foreign correspondent for the New York Times. 
Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, là người đã từng đoạt giải Pulitzer cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times. 

Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN
Cộng đồng mạng đang được kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải một vị giáo sư bị cáo buộc đã phỉ báng người dân Việt Nam.
Ông Joel Brinkley, cựu phóng viên tờ New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, tuần trước có đăng trên website của báo Chicago Tribune một bài bình luận tựa đề “Dù phồn thịnh lên, thú ẩm thực ở VN vẫn khác thường.
Trong bài báo, ông Brinkley mô tả những điều ông quan sát thấy khi thăm Việt Nam, rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ.
Ông nhận xét rằng "Quỹ Động vật hoang dã liệt Việt Nam vào dạng quốc gia gây hại cho thiên nhiên hoang dã nhất thế giới".
Bài báo bị cho là "thiếu thông tin và đầy cảm tính" đã nhanh chóng gây phản ứng giận dữ trong dư luận không chỉ ở Việt Nam.

Ăn thịt chó

Bài viết của Joel Brinkley bắt đầu bằng quan sát: "Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường. Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác. Không thấy chó ở ngoài đường".
“Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết: chúng bị ăn thịt cả rồi." Joel Brinkley
Những nhận xét nói trên gây công phẫn trên các diễn đàn mạng. Nhiều người chỉ trích Brinkley là "hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc".
Làn sóng phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí và các bước biên tập cần thiết đã không được thực hiện.
Thông cáo viết: "Chúng tôi lấy làm tiếc về chuyện vừa xảy ra và chúng tôi sẽ cảnh giác để bảo đảm tiến trình biên tập trong tương lai". Tuy nhiên bài viết vẫn không bị gỡ xuống.

Tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng

Không chỉ người dân, mà các tổ chức bảo vệ động vật hoạt động ở Việt Nam cũng bày tỏ bức xúc trước bài báo của ông Brinkley.
Brinkley nói ông viết lại những gì quan sát thấy trong chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Jake Brunner, nhân viên chương trình Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Bảo vệ Động vật, khẳng định: "Việt Nam không ghê sợ như nêu trong bài báo".
Bà Naomi Doak từ tổ chức bảo vệ động vật Traffic thì nói: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của ông ta về chim và chó và thấy ông ta cũng nhầm lẫn về một số thứ khác".
"Việt Nam còn nhiều chim chứ, nhưng chúng ở trong lồng; cũng có nhiều chó nhưng chúng là vật nuôi."
Brinkley nói các quan sát của ông được thu thập trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài 10 ngày.
Ông cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay mà chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế.
"Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới."
Ông nói thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn các dân tộc láng giềng như Lào, Campuchia hay các nước Đông Nam Á chủ yếu ăn cơm.
Lá đơn đòi đuổi việc Brinkley trên mạng viết: "Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác".
"Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần sa thải ông ta."


Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét