Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Kiếm tiền nhanh và sự vô cảm của người Việt


Người Việt thích kiếm tiền nhanh nhưng không chăm chỉ

Thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người trẻ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là người Việt. 
+ Nhiều sinh viên muốn chọn công việc “có thu nhập cao” thay vì công việc “phù hợp với bản thân”. 
+ Tại Việt Nam, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đang “có làm cũng như không”
Người Việt thích kiếm tiền nhanh nhưng không chăm chỉ
Theo báo Tuổi Trẻ, chia sẻ quan điểm về người Việt Nam hiện đại, ông Ito Junichi, người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc đã nhận xét: "Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. "



Trên thực tế, dường như thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người trẻ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn thanh niên không thực sự có bước chuẩn bị để làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ đặt kì vọng lớn vào việc có tiền nhiều và thích lối sống hưởng thụ, hào nhoáng. Số phần trăm những sinh viên được lựa chọn để phỏng vấn chọn làm việc chăm chỉ đạt mức độ thấp nhất, chỉ 10%.
Dường như có một khoảng cách lớn giữa mong muốn được làm việc thật sự, cống hiến hết mình cho công việc, với mong muốn giàu có thật nhanh chóng. Hơn 60% học sinh, sinh viên Việt Nam chọn tích vào “Một công việc thu nhập cao”, và chỉ 30% lựa chọn “Một công việc phù hợp với bản thân”.
Tại Mỹ, cũng một cuộc khảo sát về việc làm đối với thanh niên đã khiến các giáo sư tại đại học bang San Diego giật mình. Theo đó, các thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp những năm gần đây muốn làm mọi cách để kiếm được nhiều tiền nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn; chứ không sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm được tiền. 69% học sinh trung học khẳng định họ muốn sở hữu nhà riêng chứ không muốn đi ở trọ và con số này là 80% đối với các sinh viên đã tốt nghiệp.
Tuy nhiên, không vì thế mà thực trạng này ở Việt Nam không trở thành vấn đề đáng lo ngại ở nước ta. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến chuyện công chức 'cắp ô' ở Việt Nam, như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nói rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.
30% số công chức ấy rõ ràng là những người làm việc không chăm chỉ tuy nhiên người ta vẫn ở trong hàng ngũ công chức nhà nước hàng năm làm tiêu tốn hơn 20.000 tỷ/năm ngân sách chi cho lương công chức.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu muốn không chăm chỉ mà lại kiếm tiền nhanh thì cách nhanh nhất là vào công chức bởi rất nhiều người Việt trẻ hiện nay sẵn sàng chi cả trăm triệu để được chạy vào công chức bởi quan điểm vào đó sẽ có điều kiện để nhàn nhã, không cần chăm chỉ mà lại nhanh giàu. Bởi nếu không có lương, lậu khủng khiếp thì ai dại gì đem tiền đi chạy chức, chạy quyền.
Thực tế đã chứng minh một bộ phận không nhỏ công chức Việt Nam đang sống khá tốt, có tích lũy khá, có ôtô riêng, có biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi mà với mức lương của họ, không thể nào có được. Tức là họ có những khoản thu nhập ngoài lương nhiều khi gấp nhiều lần so với lương chính thức. Đó thực chất là các dạng tham nhũng của công chức khi có quyền lực trong tay, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ở trong các lĩnh vực khác, như hành chính, văn hóa, xã hội, v.v...
Và nếu không có những biện pháp hợp lý, kịp thời thực trạng thích kiếm tiền nhanh nhưng không thích làm việc chăm chỉ của người Việt sẽ như một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, dẫn đến tình trạng người lao động không muốn chăm chỉ làm việc, điều này có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.
Tác giả: Mai Mai – Phụ Nữ Today

Người Việt chăm chỉ học cách làm giàu từ việc móc túi người khác

1/ Lợi dụng tình thân quen để tạo mạng lưới mua hàng

Bán hàng đa cấp - Vỡ mộng làm giàu kiểu Mỹ

7 điều dối trá về MLM
  • 1. Tất cả mọi người đều là đối tượng tiềm năng
  • 2. Đây không phải là bán hàng. Chúng ta chỉ chia sẻ sản phẩm với mọi nguời.
  • 3. Ai cũng có thể làm được.
  • 4. Chúng tôi sẽ xây dựng mạng lưới cho bạn.
  • 5. Chúng tôi có sản phẩm tốt nhất.
  • 6. Bạn chỉ không thực sự tin tưởng.
  • 7. Hệ thống đã được chứng minh là thành công.

7 sự thật về MLM

  • 1/ MLM là hình thức kinh doanh độc quyền: vì giá của sản phẩm hoàn toàn bị áp đặt.
  • 2/ Phản khoa học, không tuân theo quy luật cung cầu 
  • 3/ Các sản phẩm bị đẩy giá quá cao
  • 4/ Quảng cáo về sản phẩm này thường được thần thành hóa, phù phép thành thuốc tiên, đa di năng, chữa bách bệnh, đại bổ, nhưng tất cả chỉ là "truyền miệng" 
  • 5/ Người kinh doanh (đại lý) trở thành người tiêu thụ bất đắc dĩ
  • 6/ Cỗ máy con người không phanh
  • 7/ Được quảng cáo là tự do về tài chính, tự do về thời gian nhưng lại ràng buộc quá nhiều vào hệ thống (tuyển dụng & đào tạo tuyến dưới)

2/ Lợi dụng lòng thương xót để xin tiền
Ăn mày hạng sang đi "tác nghiệp bằng ...Air Blade

Mỗi sáng, người phụ nữ lái Air Blade chở một ông lão khoảng 70 tuổi, bị khuyết một tay, ăn mặc sạch sẽ, đi vào các quán cà phê, tiệm ăn sáng… xin tiền. Để tránh bị phát hiện, người phụ nữ này thường bỏ ông lão xuống một đoạn khá xa, đỗ xe chỗ khuất, chờ ông lão… “tác nghiệp”. Sau khi đầy mũ, hai người lại chở nhau đến địa điểm khác “làm ăn”.
Ăn xin ôm túi rách có... 100 triệu đồng

Hơn 72 triệu đồng, 1 đồng hồ, 1 dây chuyền, 3 chiếc nhẫn và 2 bông tai vàng- tổng trị giá ước tính trên 100 triệu đồng, được phát hiện trong túi của ba mẹ con đang vật vạ ăn xin ở chân cầu Rạch Chiếc, quận 9, TPHCM.

Người mẹ tên Phạm Thị Mộng Oanh (SN 1969, vô gia cư) dẫn theo hai đứa con ruột là Phạm Văn Hoàng (12 tuổi) và Phạm Thị Khoa (10 tuổi) chuyên xin ăn tại khu vực cầu Sài Gòn, Rạch Chiếc và xa lộ Hà Nội. Những ai lưu thông trên trục đường này thường thấy bà Oanh trùm đầu kín mít ngồi trên cầu, trong khi hai cháu Hoàng và Khoa nằm co quắp giữa nắng nóng ở chân cầu để xin tiền.

Bí mật cuộc đời gã ăn xin... kiếm 3 triệu/ngày

Phía sau những bước chân lê lết khó nhọc để xin tiền của gã ăn xin với mức thu nhập “khủng” là cuộc đời nhiều ẩn số….Sự thật về đôi chân trần lê lết trong gió bụi của gã ăn xin

Nụ cười ngặt nghẽo đi cùng câu nói: "Nó bị nghiện đấy, giả bộ rách rưới đi ăn xin để lấy tiền về chích hút thôi. Mẹ nó vàng còn đeo đầy người" của những người mưu sinh gần khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, của những người cư trú trên phố Phan Văn Trị khi tôi ngỏ ý muốn từ thiện cho gã ăn xin bí ẩn kia, khiến những câu hỏi về cuộc đời hắn càng trở đi trở lại nhiều hơn trong tôi. Xe máy tay ga, ngôi nhà hai tầng, bộ quần áo hoa bảnh bao… sau 1ngày làm việc kết thúc, cùng với gương mặt hốc hác và đôi môi lúc nào cũng thâm tím của hắn càng trở thành bài toán khó giải.
Khi ngồi lại trong quán nước đầu đường Tôn Đức Thắng, tôi đã có dịp hỏi chuyện gã ăn xin. Giọng hắn tỉnh queo khi thấy tôi lắc đầu nhìn đôi chân đang chảy nước và bốc mùi tanh: "Chân này ấy à? Bị 5 năm nay rồi, chữa không khỏi, tiền đâu mà chữa!?". Một tay gã cầm chắc hơn nắm tiền đã được sắp gọn, một tay cầm chiếc nạng gỗ rồi gã toan trở lại với công việc xin ăn.
Người bán nước nhìn theo hắn lắc đầu: "5 năm gì nó. Mới có hơn năm nay thôi. Trước nó sống bằng nghề trộm cắp, bị bắt rồi người ta đưa nó vào trại cai nghiện. Ở trong trại giam, không có cách nào ra ngoài được, nó lấy giẻ quấn vào chân tự đốt. Người ta tưởng nó sắp chết nên cho về đấy chứ.
Nó lợi dụng đôi chân què ấy để hành nghề ăn xin rồi lấy tiền chích hút. Tiền nhiều nhưng nó không chữa thôi. Chữa đi lấy gì để mọi người thương mà cho tiền. Nó bôi dầu gấc vào nhìn cho đỏ tấy đấy. Tin gì thằng này".

Dùng bệnh của con, mẹ kiếm trăm triệu từ thiện mua Ipad
Bà mẹ là Nguyễn Trần Hoài Thắm, chủ một Facebook có tên "mẹ bé Coca" (giờ đổi tên thành Lyna Jessica Trần) đã tiêu xài tiền rút ra từ số tiền được nhiều thành viên trên mạng xã hội ủng hộ để chữa bệnh cho con.
Sự thật này được chính người đứng ra kêu gọi tiền ủng hộ cho cháu bé bị bệnh tim phải đau đớn khi tố cáo. Sau đó, con số ước tính của các bà mẹ theo chặt chẽ vụ việc ủng hộ này, tính ra tổng cộng số tiền thực nhận cho đến 7/7 là 239,9 triệu đồng. Tuy nhiên, Thắm đã không tỏ rõ là người mẹ trách nhiệm với số tiền mà cộng động mạng có tấm lòng ủng hộ. Chị ta đã gây phẫn nộ cho các thành viên này khi họ phát hiện ra nhiều khuất tất về việc sử dụng tiền ủng hộ.
Chị Ngọc Trinh khẳng định: Có nhiều thông tin xác nhận từ người nhà bệnh nhân chung phòng với mẹ con Thắm cho thấy, mẹ bé Coca đã mua sắm khá nhiều thứ, trong đó có iPhone 5S, iPad mà chúng tôi có dịp nhìn thấy trong 1 đoạn clip do một thành viên của Group Sự thật về Thắm quay được. Không chỉ vậy, chúng tôi còn rất bức xúc về cách hành xử của Thắm.
Ông Phúc nói: “Cả nhà sống rất khép kín, ai làm nghề chi cũng không rõ ràng. Chỉ biết bà M. làm môi giới nhà đất, làm “cò” ấy. Cô T. thì tui nhận thiệp mời dự đám cưới của cổ hai lần, mà cách nhau chưa được hai tháng.
Cách đây chừng 3 tháng, thấy có một số người tìm đến nhà đòi nợ bà M. Thấy mất trật tự trị an, chúng tôi đã báo công an tới xử lý, rồi chỉ được biết là họ đòi nợ chồng sau của cô T. do cờ bạc, cá độ chi đó, đang trốn trong nhà bà M.
Tiếp đó, trong gần 2 tháng trở lại đây, khi cô T. không có mặt ở địa phương, chúng tôi thấy có nhiều người tìm tới hỏi thăm nhà cô T., nói là ủng hộ con cổ chữa bệnh, nhưng họ không thông qua chính quyền, tổ dân phố nên chúng tôi không nắm được. Chỉ có mới đây, có hai người phụ nữ tìm tôi hỏi thăm gia cảnh cô T. và nói cho biết là cô T. lên mạng kêu gọi mọi người ủng hộ giúp con cổ chữa bệnh, tiền ủng hộ lên tới hơn 200 triệu rồi, mà con thì chưa chữa bệnh xong, mẹ đã lấy tiền sắm iPhone, iPad…
Tôi lên mạng coi, thấy ảnh bà M. cạo đầu, da đen sạm, ôm cháu nhỏ trên tay. Công nhận biết lên mạng xin tiền mà làm rứa là… nghệ thuật. Hình ảnh bà M. trên mạng hoàn toàn khác ngoài đời. Ở đây, ai cũng biết bà M. và cô T., hai mẹ con đều có sắc, đi đâu cũng quần áo đẹp, ăn quán ngon lành lắm. Làm chi có chuyện bà Mai bị ung thư như cô T. kể trên mạng đâu.
Tôi nghĩ, mấy trăm triệu mà mua iPhone, iPad thì cũng không hết bao nhiêu. Sợ là còn lấy tiền đó đi trả nợ hay dùng làm chi đó mà không lo cho thằng bé...”.
Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản - Xôn xao vỡ nợ 600 tỷ ở Lạng Sơn
Trong một thời gian dài từ năm 2010 đến nay, vợ chồng Trung - Liên đã huy động vốn của hàng trăm người với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Các chủ nợ trong vụ án này cho biết, số tiền mà vợ chồng Trung - Liên đang chiếm dụng lên tới 600 tỷ đồng.
Theo lời người phụ nữ này, thủ đoạn vay tiền của vợ chồng Trung là vô cùng cao tay. Mặc dù chỉ ở trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, nhưng gia đình Trung từng sở hữu những ít nhất 2 chiếc xe hơi đắt tiền (đều trên 1 tỷ đồng) và đất cát thì rải rác ở rất nhiều nơi. Đặc biệt, Trung có biệt tài "chăm sóc khách hàng" cực tốt, khiến cho nhiều người cứ muốn cho Trung vay tiền thêm mãi. Cụ thể, ngoài mức lãi suất rất hậu hĩnh là từ 3.000đ - 5.000/triệu/ngày tùy đối tượng, vợ chồng Trung Liên rất biết lấy lòng người dân. Theo lời kể, đối với những người cho vợ chồng Trung vay tiền, Trung thường xuyên quà cáp hoặc biếu xén nhân những dịp kỷ niệm của người đó, đều bằng những món hàng hiệu đắt tiền hoặc những loại rượu, dược phẩm quý hiếm. Trung quan tâm chăm sóc đến sức khỏe gia đình con cái người cho vay, ân cần trìu mến thăm hỏi như thể đó chính là người thân của mình vậy. Ai cho vay càng nhiều, mức độ quan tâm của vợ chồng Trung lại càng tăng gấp bội.
Còn với những người dân bình thường như hộ của chị bán nước, mặc dù không cho vợ chồng Trung vay tiền nhưng anh ta cũng luôn nhẹ nhàng, hòa nhã không bao giờ tỏ ra hách dịch là người giàu tiền lắm của. Trung cũng luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động xã hội của tổ dân phố khiến rất nhiều người yêu mến. Người không có tiền thì muốn vay mượn ở nơi khác về cho Trung vay, người đã cho vay rồi muốn cho vay thêm nữa hoặc từ chối lấy lãi, gộp lãi vào gốc để ăn được dày hơn.
“Thời gian gần đây, vợ chồng Trung - Liên có nhiều biểu hiện “bất thường”, chậm thanh toán tiền lãi suất hàng tháng, hay khất lần… nên chúng tôi đã nghi ngờ. Đêm 19/7, có người nhìn thấy một chiếc xe taxi tải đỗ trước cửa nhà Trung - Liên. Sớm hôm sau, khi chúng tôi đến thì nhà Liên đã khóa cửa kín mít, lúc ấy, hàng trăm “chủ nợ” mới vỡ lẽ con nợ bỏ trốn”, chị Nguyễn Kim N. (hàng xóm đồng thời là chủ nợ trong vụ vỡ tín dụng đen) nói.
Hàng trăm tiểu thương bị giật hụi cả chục tỉ đồng
Rao bán thông tin thẻ tín dụng, lừa hàng tỷ đồng
Tốn gần 40 triệu đồng mua vé máy bay giả đến Pháp
Tín đồ hàng hiệu sập bẫy siêu lừa
Vòng xoáy bán hàng đa cấp: Lừa người đến sau để thu hồi vốn
--> Có phải vì những lý do trên mà người Việt trở nên Vô Cảm


Việt Nam là 1 trong những quốc gia "vô cảm" nhất trên thế giới

Theo kết quả được hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11, chỉ có 40% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ trải qua nhiều cảm xúc trong một ngày.

Hãng khảo sát quốc tế Gallup đã công bố kết quả khảo sát mức độ cảm xúc của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 13 trong số những quốc gia có ít cảm xúc nhất, đứng sau các nước như Nepal, Ukraine, Nga, Mongolia... Trả lời cho câu hỏi khảo sát của Gallup, chỉ 40% người dân Việt Nam cho biết họ trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc trong 1 ngày.

Cũng theo bảng xếp hạng này, quốc gia được mệnh danh "vô cảm nhất" thế giới là Singapore. Chỉ có 36% người dân nước này cho biết họ trải qua những cảm xúc tiêu cực hay tích cực trong 1 ngày. Trong khi đó, Philippines lại được đánh giá là "quốc gia giàu cảm xúc nhất trên thế giới" với 60% người dân trải qua các cung bậc trạng thái khác nhau trong 1 ngày.
Singapore là quốc gia "vô cảm" nhất trên thế giới.
Để thu được kết quả này, Gallup đã thực hiện khảo sát trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011 trên hơn 150 quốc gia và các vùng lãnh thổ bằng cách đặt ra 10 câu hỏi cho người dân về mức độ cảm xúc tiêu cực và tích cực của họ trong ngày trước đó. 
Những cảm xúc tích cực được đo bằng cảm giác thoải mái, được nghỉ ngơi đầy đủ, được tôn trọng, được hưởng thụ, cười nhiều, biết hoặc làm một điều gì đó thú vị. Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực được thể hiện qua sự tức giận, căng thẳng, buồn phiền, nỗi đau thể chất và sự lo lắng. 
Các quốc gia trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực nhất là tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi với các nước Iraq, Bahrain và Palestin. Khu vực Mỹ Latin dẫn đầu các quốc gia trải qua nhiều cảm xúc tích cực nhất với các nước Panama, Paraguay và Venezuela.
Singapore là 1 trong những quốc gia có nạn thất nghiệp ít nhất với GDP (thu nhập bình quân đầu người) cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chính là quốc gia có nhiều người dân phải trải qua cảm xúc tiêu cực nhất. Nghiên cứu này cho thấy các nhà lãnh đạo Singapore cần phải cố gắng nghiên cứu các chiến lược để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.

"Nếu xem xét Singapore bằng những chỉ số truyền thống, họ có vẻ là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới", ông Jon Clifton, đại diện Gallup nói. "Nhưng nếu xét một cách tổng thể những điều tạo nên giá trị của cuộc sống thì họ chưa làm tốt".
Nhiều người Singapore thừa nhận họ gặp vấn đề về bày tỏ cảm xúc. Họ không được khuyến khích tạo ra sự khác biệt khi lớn lên. Tỷ lệ thất nghiệp thấp và bình quân GDP trên đầu người cao, 5,2 triệu dân Singapore làm việc 46,6 giờ một tuần, giờ làm việc dài nhất trên thế giới.
"Chúng tôi được dạy tiến lên và không nên gây nhiều ồn ào", Leong Chan-Hoong, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore nói.

Businessweek cho biết các lãnh đạo Singapore đang cố gắng tạo ra một "xã hội thoải mái hơn". Tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi các bậc cha mẹ Singapore thả lỏng cho con cái họ được tận hưởng tuổi thơ. Tuy nhiên, theo ông Clifton, các lãnh đạo nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Sự Vô Cảm Của Người Việt

Người VN bây giờ nghe nói đến những vụ thua lỗ, thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng VN, tức hàng tỷ đô la Mỹ cứ như chuyện mất cắp vài ba chục ngàn đồng bạc lẻ. Nếu giả sử sắp tới có xảy ra thêm vài vụ nữa, thêm vài con số không phía sau nữa, người ta cũng không cảm nhận được sự khác biệt, mức độ thiệt hại lớn lao như thế nào.
Với những con người mà mỗi tháng kiếm chỉ được vài trăm ngàn đồng, cả đời không bao giờ cầm được vài triệu bạc VN thì làm sao hiểu được con số thất thoát kia lớn bao nhiêu đã đành, nhưng với những người khác cũng vậy. Ðó là sự khởi đầu của căn bệnh vô cảm. Không chỉ trước tệ tham nhũng. Mà trước mọi thứ phi lý tồi tệ đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, năm này qua năm tháng,với mức độ ngày càng tệ hại hơn và không hề có dấu hiệu gì của sự thay đổi.
Như vô vàn kiểu tai họa khác nhau đang đổ lên đầu người Việt, khiến mạng sống con người sao mà quá nhỏ bé, như ruồi muỗi.
Từ tai nạn giao thông đang giết chết hàng chục ngàn người Việt mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, độc hại dẫn tới những căn bệnh khác nhau giết thêm một lượng không nhỏ mạng người nữa. Hay tình trạng tội ác đang ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, kẻ thủ ác cũng ngày càng muôn mặt, bình thường hơn – có thể là bất kỳ ai, chưa từng phạm tội trước đó, và cũng ngày càng trẻ hóa hơn.
Trong khi sức chịu đựng của người dân VN ngày càng cao – có thể chấp nhận và sống quen với mọi thứ tồi tệ phi lý nhất, chúng ta cũng ngày càng trở nên vô cảm, mất dần tính nhân bản bên trong mà không hay biết.
Song song với quá trình vô cảm hóa này của người dân, bản thân cái cơ chế – nguyên nhân của mọi sự tồi tệ đang diễn ra trong xã hội, cũng ngày càng trở nên trơ tráo lì lợm hơn. Có thể làm bất cứ điều gì, gây ra bất cứ sự thiệt hại to lớn cỡ nào cho đất nước, nhân dân mà không hề xấu hổ, không muốn sửa chữa cũng không sợ phãi lãnh trách nhiệm hay hậu quả. Bởi họ biết tâm lý, tình cảm, lẫn tinh thần của nhân dân đã bị “đóng băng” rồi.
Như một người bị cho xài thuốc ngày một nặng đô hơn đến mức nhờn thuốc. Cả người dân và nhà nước VN hiện nay là như vậy. Bao giờ tình trạng lạm thuốc, đờ đẫn này qua đi, người VN tỉnh thức để nhận ra những gì mình đang phải chịu đựng là bất thường, không thể hình dung cũng không thể chấp nhận trong một xã hội bình thường khác?
Tác giả: S Chi (1/6/2012)

Sự thông minh và chậm lớn của người Việt

Từ người Pháp trước đây, rồi người Mỹ và nhiều người ngoại quốc khác sau này khi có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người Việt lại có nhận xét, “một cá nhân người Việt thì có thể hơn một người khác nhưng ba người Việt ngồi lại thì… lại có vấn đề!”.
Theo ông Trần Sĩ Chương, các nhà xã hội học dựa vào thuyết “Con người là sản phẩm của môi trường sống”, hiện tượng này là do sự bất ổn định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Khi sống trong một xã hội có truyền thống bất ổn định thì con người với bản chất sinh tồn bẩm sinh sẽ có khuynh hướng muốn hành động tự phát, thiếu lòng tin vào tập thể, vào tương lai.
Từ đó, người ta không muốn đầu tư vào những cam kết, đầu tư và gắn bó xã hội có tính lâu dài thậm chí có khi còn “đạp lên nhau để sống”.
Tuy nhiên, ông Trần Sĩ Chương chưa nêu được cái gốc của tố chất này. Nền văn minh của nước Việt là văn minh lúa nước. Dân tộc Việt có tới 80% dân số làm nghề nông. Một nét đặc thù của tư duy nông nghiệp là tư duy tư hữu; là “con gà tức nhau tiếng gáy”, “sân gạch nhà ông không thể cao hơn sân gạch nhà tôi”…
Chính tố chất “tư hữu đậm đặc” này tuy lặn sâu trong tiềm thức con người Việt, khó “điểm mặt chỉ tên”, nhưng nó lại luôn kề vai sát cánh với mỗi người Việt cho dù họ đã là trí thức, từ cơ quan nghiên cứu đến công sở…và nó là “người tình” trăm năm thủ thỉ, gắn bó với ta khi ta cộng tác, làm việc với đồng nghiệp, bằng hữu. Bỗng nhớ tới một câu “ngụ ngôn” khác sâu cay không kém: “Trong cái sự mất đoàn kết, thì trí thức là hay mất đoàn kết nhất, rồi mới đến…đàn bà”(!).
“Gieo tư duy gặt số phận”?
Tính cách người Việt ấy, lại được đặt trong một cơ chế và tư duy quản lý ra sao?
Khi bàn về sự lận đận, yếu kém và sự tụt hậu của xã hội chúng ta trong những năm tháng thách thức nghiệt ngã này, có nhà thơ đã nói: Hình như con người có số phận, thì dân tộc cũng có số phận?
Bỗng nhớ tới câu chiêm nghiệm về luật nhân- quả của đạo Phật, răn dạy con người ở kiếp nhân sinh: “Gieo tính cách, gặt số phận”. Nhưng luật Đời cũng luôn cảnh báo cho bất cứ dân tộc nào- gieo tư duy gặt số phận?
Tư duy của dân tộc Việt chúng ta đã từng đổi mới để thích ứng với đòi hỏi của thời hiện đại, từ bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Nhưng công bằng mà nói, tư duy đó thực chất vẫn không thoát khỏi dấu ấn tiểu nông, gia trưởng. Trong tố chất “tính cộng đồng” còn tồn tại cả tố chất “bầy đàn”, hình thành nên trên hình thái lao động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công, không vượt khỏi tầm chắn của lũy tre làng.
Chính tư duy “bầy đàn” và trọng hư danh của con người tiểu nông, khi có quyền lực, dễ trở nên e ngại, phòng ngừa với những người có tư duy độc lập khác với số đông. Thời nào, và dân tộc nào cũng vậy, luôn có những con người thông minh, trí tuệ, luôn có những con người biết nhìn ra sớm hơn cộng đồng mình, dám nhận thức bằng sự kiểm chứng thực tiễn. Nhưng tư duy tiểu nông khi cực đoan, dễ nghi ngờ, hoặc đánh đồng sự “khác biệt” của người tài là sự đối trọng, thậm chí đối nghịch.
Cơ chế quản lý xã hội, một khi được xây nên từ tư duy tiểu nông ấy, tạo nên một hệ thống chân rết cũng sẽ khó chấp nhận những cá tính sáng tạo, mà chỉ thích sự ‘cào bằng” và sự nghe lời. Khi ấy thì sự thông minh, năng lực sáng tạo, và niềm tin lý tưởng chân lý là thực tiễn, rất có thể trở thành bi kịch cho chính người tài, nếu không, chí ít anh ta cũng trở nên hoặc đơn độc, hoặc bị vô hiệu hóa trong cộng đồng.
Tư duy và cơ chế quản lý “cào bằng” ấy tạo ra sự bất công với những người tài, chỉ gặt hái được sự a dua cơ hội của sự háo danh, sự vô cảm của số đông và làm thui chột tài năng sáng tạo thực chất. Đó chính là nguyên nhân sâu xa, tạo ra “hố sâu” ngăn cách giữa hai bờ tụt hậu và phát triển. Một dân tộc có nhiều người thông minh như dân tộc Việt, vẫn có thể là dân tộc “chậm lớn” vì thế.
Liệu dân tộc Việt chúng ta có vượt lên được chính mình không?
Kim Dung - Tuần Việt Nam (22/8/2010)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét