Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Cách sống người Việt đi ngược với văn hóa một số nước (P.2-Đức)

Từ nước Đức nghĩ về "thói hư tật xấu" người Việt

Tôi đã sống và học tại Đức , nên qua bài viết Những mẩu chuyện về người Việt đọc xong… chỉ muốn “độn thổ”. Tôi thấy  một số người Việt ở Đức cũng có nhiều thói hư tật xấu giống như vậy.
Các thầy cô giáo dạy tôi có chia sẻ với tôi rằng “Con người thì dân tộc nào quốc gia nào cũng giống nhau thôi, con người chỉ có ý thức và văn hóa là khi họ bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi pháp luật”.
Ở Đức, nếu ai đó xả rác tự do ra đường, chạy xe lạng lách không đúng làn đường, chạy xe vượt tốc độ quy định, nghe nhạc mà mở cửa sổ , hay nghe nhạc mà làm phiền tới người khác, bóp còi tự do hay ráp còi với âm thanh lớn... thì bị phạt rất nặng. Còn ở Việt Nam thì những hành vi kể trên diễn ra hàng ngày và không có một chế tài xử lý, hoặc xử lý cũng không xuể.
Các thầy cô giáo dạy tôi có chia sẻ với tôi rằng: “Đất nước Đức muốn cộng hòa liên bang Đức là quốc gia có luật pháp nghiêm minh, có sự an ninh trong học tập, trong làm việc và trong sinh họat cộng đồng tốt, và từ đó CHLB Đức muốn là một quốc gia thu hút người tài giỏi trên thế giới tới đất Đức học tập và đầu tư chất xám cũng như đầu tư kinh doanh. Và hàng hóa của Đức được xuất khẩu ngày một nhiều ra thế giới.
Họ nói rằng ở đâu có luật pháp nghiêm minh và an ninh cao trong sinh hoạt cộng đồng, thì ở đó sẽ phát triển và hội tụ những tinh hoa của phát minh khoa học.
Trong môn học kinh tế (Wirtschaftkunde) của Đức có một bài viết nói về con bạch tuộc và trên hình vẽ thì đầu và bụng của nó nằm trong đất Đức, còn các "xúc tua" của nó nằm ngoài nước Đức. Các "xúc tua" nằm ngoài nước Đức chính là các nhà máy của Đức nằm ở một số quốc gia trên thế giới nơi mà họ trả lương nhân công rẻ hơn trong nước và là nơi nguyên vật liệu dồi dào và họ cũng muốn đất nước Đức giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường từ những nhà máy công nghiệp.
Những "xúc tua" đó cũng tượng trưng cho hàng hóa của Đức được quảng cáo bán tại nước ngoài và xuất khẩu đi nhiều nước, và cuối cùng thì dòng ngoại tệ được thu về từ các nhà máy đặt tại nước ngoài cũng như các sản phẩm của Đức bán ở nước ngoài.
Để mà viết ra đây thì thực sự có rất nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, thương mại, chính trị ... đất nước ta bị tụt hậu quá xa so với Đức và các nước trong châu Á như Nhật, Singapore, Hàn Quốc...
Vậy tôi khuyên các anh chị và các bạn hãy cố gắng học tập nghiên cứa và làm việc , để rồi có điều kiện đi du học hay du lịch ra nước ngoài thì các bạn sẽ nhìn nhận và hiểu nhiều hơn.
Độc giả Bùi Chung - Vietnamnet

Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống"

Tôi đã từng học tập và làm việc ở Đức gần chục năm cho nên rất tâm đắc một vài phong cách văn hóa của người Đức. Câu nói "đi càng nhiều hiểu biết càng rộng" thật không đúng với nhiều người Việt đã từng học ở Đức.
Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt, 2010 được chọn là "Năm Đức ở Việt Nam" với nhiều chương trình đa dạng, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó phía Đức đã tài trợ chi phí đi lại và ăn ở để mời toàn bộ cựu học sinh tại Đức tham gia hội nghị và thực hiện chương trình lớn tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội.
Khách tham dự hội nghị có khoảng hơn 200 đại biểu đến từ nhiều thành phần trong chính phủ, bộ giáo dục từ hai phía, các tổ chức, sứ quán và đông đảo các cựu học sinh du học Đức.
Có thể nói rằng, hầu hết các anh chị du học tại Đức thời Đông Đức hầu hết đã ngoài 50 tuổi và đa số có địa vị, chức vụ lớn, nếu không thì cũng làm kinh doanh khá giả, và các anh chị thời đất nước thống nhất thì cũng đang và sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Ý tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với họ, một khi đã thành đạt trong sự nghiệp thì sơn hào, hải vị đã nếm đủ và không còn thèm khát như thời bao cấp nữa.
Vậy mà tôi và nhiều bạn bè khác vô cùng thấy xấu hổ với hành động của nhiều anh chị thuộc giới trí thức giàu có. Đó là cho dù có tới hơn 200 đại biểu tham dự, nhưng duy nhất có một khu đặt buffet cho tiệc trưa. Và người Đức thì xếp hàng ngay ngắn lấy đồ ăn chứ không chen lấn xô đẩy.
Chúng tôi cũng xếp hàng, người Việt do nhanh chân nên toàn đứng hàng đầu, các giáo sư, thầy cô giáo, quan chức Đức thì nhường hết cho "cựu học sinh" nên họ xếp gần như là cuối cùng của con số hơn 200 người đó.
Và chúng ta đã biết là có cái gì ngon thì bị những người đầu và giữa hàng lấy hết, có rất nhiều đĩa thức ăn của người Việt đầy tú hụ thức ăn, có những người lấy cả chục con tôm hấp, họ ăn không hết và bỏ lại tại bàn ăn. Còn người Đức do đứng sau cùng nên phải vét từng hạt cơm, nhiều người còn không còn gì để vét.
Tôi đã thực sự thấy xấu hổ vì có những trí thức đã học ở Đức mà không học được văn hóa ăn uống của nước bạn. Thật đáng tiếc!
Nguyễn Thị Hoan (Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét