Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Xếp hạng Việt Nam và những cái nhất thế giới


Các chỉ số đánh giá:
1/ Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI-Global Competitiveness Index)
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được xuất bản bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum) nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” (GCI - Global Competitiveness Index). Chỉ số này đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế.
Nhận xét về độ tin cậy của xếp hạng của WEF, nhiều chuyên gia kinh tế nói “chỉ mang tính tương đối và không ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư”. Các thông tin và tư liệu đầu vào dùng để phân tích có chuẩn hay không còn là điều cần phải xem xét, nhưng đây là cơ sở giúp các chính phủ tham khảo.
2/ Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI-Ease of Doing Business Index)
Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index) là chỉ số được đề ra bởi Ngân hang thế giới. Thứ hạng cao chỉ ra rằng các quy tắc cho kinh doanh tốt hơn, đơn giản hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Nghiên cứu thực nghiệm được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng ảnh hưởng của việc hoàn thiện những điều chỉnh này đối với tăng trưởng kinh tế là rất mạnh mẽ.
Chỉ số thuận lợi kinh doanh nói lên đánh giá các quy tắc ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh, không phản ánh trực tiếp những trạng thái chung như quốc gia ở cạnh một thị trường lớn, đặc trưng cơ sở hạ tầng, lạm phát  hoặc tội phạm. Thứ hạng của một quốc gia được đánh giá dựa trên giá trị trung bình của 10 chỉ số sau:

Starting a business (Khởi sự doanh nghiệp)

Dealing with construction permits (Đăng ký giấy phép kinh doanh)

Getting electricity (Chi phí điện nước)

Registering property (Đăng ký quyền sở hữu)

Getting credit (Mức khấu trừ tín dụng)

Protecting investors (Bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư)

Paying taxes (Gánh nặng thuế phải trả)
Trading across borders (Hoạt động thương mại dọc & xuyên biên giới)
Enforcing contracts (Mức thực thi các hợp đồng)
Resolving insolvency (Chấm dứt kinh doanh)
Employing workers (Chi phí thuê nhân công & tình trạng khan hiếm lao động)
3/ Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom)
Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom) đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số tự do kinh tế đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được công bố thường niên bởi tạp chí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) có ảnh hưởng gián tiếp đến nguyên tắc luật lệ, chính sách thuế cũng như các chính quyền.
Chỉ số cho điểm dựa trên 10 yếu tố tổng quát sau đây về tự do kinh tế từ thống kê của các tổ chức như Ngân hang thế giới, Quỹ tiền tế quốc tế (IMF), và Đơn vị Tình báo Economist (The Economist Intelligence Unit):
1.      Tự do buôn bán (Business Freedom)
2.      Tự do thương mại (Trade Freedom)
3.      Tự do tiền tệ (Monetary Freedom)
4.      Độ lớn của nhà nước (Government Size)
5.      Tự do công khố (Fiscal Freedom)
6.      Quyền tư hữu (Property Rights)
7.      Tự do đầu tư (Investment Freedom)
8.      Tự do tài chánh (Financial Freedom)
9.      Tự do không bị tham nhũng (Freedom from Corruption 10.    Tự do lao động (Labor Freedom)
Mỗi tự do trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho nhiều tự do nhất. Điểm 100 có nghĩa là có một môi trường kinh tế hay chính sách kinh tế có ích lợi nhất dẫn đến tự do kinh tế. Tổng số điểm được tính trung bình bằng cách cộng 10 số điểm của mỗi tự do và chia cho 10.
4/ Chỉ số phát triển con người (HDI-Human Development Index)
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Index).
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: 
     1.Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. 
     2.Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục.
     3.Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.
5/ Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI-Happy Planet Index)
Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI) là chỉ số do NEF (New Economics Foundation  - một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương Quốc Anh) công bố. Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra. Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cỉm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường, do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia, điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên.
HPI= (Chỉ số hài lòng với cuộc sống x Tuổi thọ trung bình) / Chỉ số dấu chân sinh thái (EF). Như vậy là HPI tỉ lệ thuận với tuổi thọ trung bình và chỉ số hài lòng với cuộc sống, tỉ lệ nghịch với chỉ số dấu chân sinh thái.
6/ Chỉ số hạnh phúc toàn cầu (Global Happiness Index) - World Happiness Index
Các chuyên gia Viện Trái đất - một Tổ chức trực thuộc Trường ĐH Columbia (Mỹ) - đã xếp hạng những nước hạnh phúc nhất, tờ báo Izvestia đưa tin. Вảng xếp hạng này bao gồm hơn 150 nước trên thế giới. Các tiêu chuẩn để đánh giá là độ tự do về chính trị, an sinh xã hội tốt, không có tham nhũng và y tế của người dân được bảo đảm. Việc đánh giá này dựa trên 6 yếu tố lý giải cho sự khác biệt giữa người dân của các quốc gia được khảo sát:
  • GDP per capita (Ln household income) - GDP bình quân đầu người (thu nhập hộ gia đình)
  • Life expectancy (Healthy life expectancyat birth) - Tuổi thọ
  • Perceived national corruption (Perceptions of corruption) - Nhận thức tham nhũng
  • Freedom to make life choices - Tự do lựa chọn cuộc sống
  • Generosity of fellow citizens - Lòng hảo tâm của người dân
  • Having someone to rely on in times of trouble (Social support) - Hỗ trợ xã hội
7/ Chỉ số giàu có
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn tài sản Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS (Report Wealth-X & UBS World Ultra Wealth Report 2013), số người siêu giàu được khảo sát dựa trên 93 quốc gia.

8/ Chỉ số nghèo khổ


Theo tạp chí Business Insider, kinh tế gia Arthua Okun đã dùng chỉ số nghèo đói (miserable index) bao gồm sự lạm phát và nạn thất nghiệp để đánh giá tình trạng nghèo đói của 1 quốc gia. Theo tờ báo này nguyên nhân của sự nghèo đói hiện nay là tình hình kinh tế thế giới suy thoái. giá cả leo thang (thực phẩm, nhiên liêu), tình hình bất ổn tại nhiều quốc gia. (Source: Bloomberg)

    #3 Vietnam 2011

Misery index score: 24.38%

CPI inflation: 19.78%


Unemployment: 4.6% 
8/ Chỉ số dân chủ (DI-Democracy Index)
9/ Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI-Global Peace Index)
10/ Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI- Corruption Perceptions Index) 
- Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property OrganizationWIPO)
- Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu (Global Gender Gap Report)
Bảng xếp hạng VN trong khu vực 18 nước Châu Á trong năm 2013
- Y tế và Giáo dục Phổ thông: Singapore (2); Malaysia (33); Brunei (23); Thái Lan (81); Indonesia (72); Philippines (96); Việt Nam (67); Lào (80); Campuchia (99); Myanmar (111).
- Giáo dục và đào tạo đại học: Singapore (2); Malaysia (46); Brunei (55); Thái Lan (66); Indonesia (64); Philippines (67); Việt Nam (95); Lào (111); Campuchia (116); Myanmar (139). - Hãng tư vấn Wealth-X ở Singapore và ngân hàng UBS Thụy Sỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu (là các cá nhân đó sở hữu khối tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên) tăng mạnh trong vòng một năm qua. Đứng đầu là Thái Lan, với số người siêu giàu tăng 15,2%, từ 635 người năm 2012 lên 720 người trong 2013. Số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu hiện là. Việt Nam được xếp thứ 2 với mức tăng 14,7% với số người siêu giàu 195 người, tổng tài sản 20 tỷ USD, tiếp theo là Indonesia với mức tăng 10,2%. Trước đó một năm, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú USD, với tổng giá trị tài sản 19 tỷ USD. 

Và Choáng với những cái 'nhất' của VN so với thế giới
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là nơi tập hợp những cái "nhất" thế giới. Mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái,  độ tự do về chính trị, an sinh xã hội tốt, tham nhũng và y tế của người dân
Về y tế - tuổi thọ trung bình
- Tỷ lệ nạo phá thai ở VN là cao nhất
- Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
- Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng VN vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu
- Với khoảng 7 bác sĩ/10.000 dân, VN đang là một trong những nước có tỷ lệ bác sĩ thấp nhất thế giới và khu vực. Đặc biệt các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này lại rất thấp, như Đồng Tháp chỉ đạt 4,2 bác sĩ/vạn dân; Lai Châu 3,3 bác sĩ/vạn dân Còn về số dược sĩ, Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ/10.000 dân, 52% dược sĩ tập trung tại 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội.
- Tỷ lệ bác sĩ chuyên ngành tâm thần ở Việt Nam cũng thấp nhất với chỉ 1 trên 100.000 dân. Có tỉnh chỉ có một y sĩ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân, không có bác sĩ. 
- Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
- VN là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Về kinh tế - an sinh xã hội
- VN được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP của VN tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
- Giá bất động sản VN thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
- Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
- VN là một trong 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á có các mức giá phòng khách sạn thấp nhất, cùng với Campuchia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines và Malaysia. Trong khi đó với mức 190 USD một phòng, giá khách sạn tại Singapore hiện cao nhất châu Á. Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội & Khách sạn sang trọng Marina Bay Sands, Singapore.
- Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
- VN là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
- Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
- Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
- Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
- Người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3. 
- Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp VN được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. 
- Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, VN ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%.  Ngoài lạm phát cao nhất, lãi suất cao nhất, thâm hụt thương mại cao nhất, thì đồng nội tệ VN bị đánh giá là yếu nhất, dòng vốn lệ thuộc nhiều nhất vào dòng vốn bên ngoài. 
Về tập tục - văn hóa:
- VN được coi là thiên đường ẩm thực châu Á với các các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới: thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán, trứng vịt lộn, mắm tôm, thịt cầy....và chẳng quốc gia nào hơn nổi Việt Nam về cái khoản rượu ngâm. Ngâm đủ thứ, từ động vật đến thực vật, đặc biệt là màn ngâm rắn, uống rượu pha tiết rắn. 
- Nhiều người cũng tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng. Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu.
- Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của MasterCard Worldwide về những ưu tiên trong chi tiêu năm 2011, 89% số người VN ưu tiên chi tiền cho ăn uống và giải trí là con số này lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đứng sau Việt Nam là Hàn Quốc với 78% tỷ lệ người. 
- Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng. VN hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 87 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.
- VN là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng.
- Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
- VN thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.
- Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở VN lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên đi… du học.
- VN sở hữu những đoạn đường đắt nhất hành tinh. Một km đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa giá 45 triệu USD tương đương gần 100.000 cây vàng thời điểm đó, trong khi giá xây dựng 1 km đường tàu điện ngầm chỉ vào khoảng 34 triệu USD! Trong đó giá trị xây lắp 1.080 m đường chỉ hết 100 tỷ đồng, còn số tiền giải phóng mặt bằng lên đến 600 tỷ đồng.  
- Vào năm 2002, việc Hà Nội chi 113 tỷ đồng cho 550m đường đoạn Voi Phục - Cầu Giấy đã trở thành sự kiện gây chấn động. Giá xây lắp hơn nửa cây số đường này chỉ hết gần 1 triệu đô la (khoảng 13 tỷ đồng). Trong khi đó giá đền bù GPMB của dự án hết 7 triệu đô la (100 tỷ đồng). 
- Phí ở cao tốc Trung Lương được đánh giá là "thấp nhất khu vực". Tuy nhiên cách tính phí không linh hoạt, thiếu công bằng... là những lý do khiến việc thu phí vẫn bị phản ứng.
 - Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ. Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35-38 tấn vàng.
Về môi trường sinh thái - ý thức xã hội - an ninh trật tự:
- VN là một trong 3 nước hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới cùng Philippines và Trung Quốc. Mỗi năm VN hứng chịu khoảng 21 thảm họa thiên tai.
- Thật bất ngờ VN đứng thứ 5 trong các nước phát tán thư rác lớn nhất thế giới, chiếm 2,7%. Trước đó VN còn chiếm đến 3,4% thư rác toàn cầu. Giữa năm 2010, Hãng bảo mật Sophos của Anh công bố VN đứng thứ 5 trong các nước phát tán thư rác lớn nhất thế giới, chiếm 2,7%. Đến nay, VN vẫn là 1 trong số 12 quốc gia phát tán thư rác lớn nhất thế giới. Mỹ đứng vị trí số 1 với việc tỷ lệ thư rác chiếm 18,83%.
- VN là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
- VN đứng top đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Tại VN, tỉ lệ vi phạm bản quyền đứng thứ 16 trong năm 2010, với tổng giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp ước đạt khoảng 412 triệu đôla Mỹ.
- Tỷ lệ rừng trên đầu người VN thấp nhất thế giới. Hiện tổng diện tích rừng trong cả nước khoảng 10,9 triệu ha, bình quân mới có 0,14ha/người, trong khi trên thế giới tỷ lệ này là 0,97ha/người.
- VN được xem là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới nên bị đánh giá là 1 trong những nguy cơ cao có thể khiến tê giác bị tuyệt chủng. Ước tính hơn 100 chiếc sừng tê giác vào VN mỗi năm. Giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở VN là 60.000 USD. Chính lợi nhuận kếch xù này khiến số lượng tê giác ở VN gần như tuyệt chủng. Sừng tê giác chưa được chứng minh có bất kỳ tác dụng chữa bệnh nào. Nam Phi từ chối tất cả hồ sơ xin cấp phép săn tê giác của VN. Ngoài ra còn là nơi tiêu thụ lớn các sản phẩm từ hổ và các loài động vật hoang dã nguy cấp khác.
Tóm lại VN là đứng thứ 2 thế giới về AN PHẬN và có tinh thần TỰ MÃN cao nhất thế giới.
"Các tiêu chí kia thì cần kiểm chứng , chứ tiêu chí "hài lòng" thì chuẩn. "MỘT SỐ KHÔNG NHỎ" không hài lòng với cuộc sống xã hội dân chủ công bằng văn minh của VN mà phản đối ra mặt thì đã được vào tù sống để một ngày giác ngộ rồi, có ai đi hỏi sự hài lòng cuộc sống của tù nhân bao giờ đâu" trích Linkhay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét