Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tiểu thuyết phải sát thực tế?! - Tuyên truyền phải hư cấu!?


Hết phim rồi đến tiểu thuyết, cứ hư cấu những cái xấu thì lại đụng chạm đến vấn đề thực tại xã hội. Tiểu thuyết & Tuyên truyền - Hư cấu & Thực tế.
"Đừng nhìn văn chương bằng con mắt xã hội học, bằng cái nhìn soi mói, hãy để văn chương được sáng tạo. Và hãy để những người có đầu óc văn chương cao thẩm định tác phẩm văn chương” nhà văn Thiên Sơn.
Trương Kiệt Li, một sĩ quan trong Quân đội Trung Quốc: Phim 'Vành đai Thái Bình Dương' là tuyên truyền của Mỹ, ông chỉ trích phim này đã mô tả Hoa Kỳ như là cứu tinh của nhân loại.
Phim khoa học giả tưởng do nhà làm phim Guillermo del Toro người Mexico viết và đạo diễn mô tả các nước quanh Thái Bình Dương phải hợp tác như thế nào để chống lại một quái vật khổng lồ tên là Kaijus, từ đáy biển nổi lên tấn công nhân loại.
Dù chỉ nhận được những lời phê bình tầm thường tại Mỹ, nhưng phim được khán giả Trung Quốc đón nhận nồng nhiệt, trong 3 tuần lễ liền đứng đầu các phim có thu nhập cao nhất. Cho đến nay phim này đã thu được trên 100 triệu đôla, làm cho phim đứng đầu các phim phim Mỹ có thu nhập cao nhất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên phim không được ông Trương Kiệt Li, một sĩ quan trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chấp nhận. Trong một bài nhận định mới đây được đăng trên báo Quân đội Nhân dân, ông chỉ trích phim này đã mô tả Hoa Kỳ như là cứu tinh của nhân loại. Phim giải trí về quái vật Vành đai Thái Bình Dương do Hollywood sản xuất là một dụng cụ tuyên truyền nham hiểm của chính phủ Hoa Kỳ để tìm sự ủng hộ đối với việc Hoa Kỳ chuyển quân đội sang châu Á.
Ông Trương đặc biệt đả kích một cảnh chiến đấu quan trọng trong đó đông đảo những rôbốt do con người kiểm soát, có tên là Jaegers, đánh nhau với quái vật Kaiju ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Trung Quốc. Ông nói cảnh này được cố ý dàn dựng tại Biển Nam Trung Hoa nơi Bắc Kinh có những tranh chấp về lãnh thổ với một số nước láng giềng. Theo nhận xét của ông Trương, thì việc này nhằm “chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ giữ ổn định” trong vùng.
Ông Trương liên hệ đến “trục xoay đến Đông Á của chính quyền Obama, theo đó Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020. Nhiều người tại Bắc Kinh xem phim này như một nỗ lực của Hoa Kỳ chế ngự Trung Quốc, dù có những đảm bảo từ Washington là không phải như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên phim Mỹ là đề tài chỉ trích chính thức tại Trung Quốc, quốc gia kiểm duyệt chặt chẽ tất cả các phim nước ngoài mà Bắc Kinh xem như có tính chất lật đổ chính phủ hay có những nội dung gây tranh cãi.
Trong bài bình luận, được in lại trên một số báo chí nhà nước, ông Trương nói những phim của Hollywood “luôn luôn được sử dụng như một bộ máy tuyên truyền chuyển tải những giá trị và chiến lược của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Ông khuyến cáo binh sĩ Trung Quốc nên cảnh giác chống lại “sự xói mòn về ý thức hệ” khi xem phim Mỹ. Trung Quốc với số dân 1,3 tỉ người là thị trường phim lớn hàng thứ hai sau Hoa Kỳ, và sẽ trở thành thị trường lớn nhất vào năm 2020.
Nhiều nhà làm phim Hoa Kỳ đã loại bỏ những nội dung gây tranh cãi trong phim để thông qua được kiểm duyệt và vào được thị trường màu mở của Trung Quốc.
Bộ tiểu thuyết “Đại gia” của nhà văn Thiên Sơn làm xôn xao dư luận thời gian qua chưa kịp hết nóng thì lại khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên trước thông tin cuốn sách bị đình chỉ phát hành.

 


Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối quan hệ 'làm ăn' kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cao cấp của nhà nước và những thủ đoạn mánh khóe, trong công tác tổ chức cán bộ. Qua tác phẩm, người đọc thấy một 'tam giác ngầm' mà ở đó quyền lực, tiền bạc và gái gú cấu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội. Theo Cục xuất bản, tác phẩm "đề cập đến một số vấn đề nhạy cảm với tính chất cường điệu quá mức", trong khi tác giả cho rằng, anh chỉ hư cấu mà hư cấu là đặc quyền của tiểu thuyết. Theo nhà xuất bản "việc phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và quan chức để tư lợi cũng không phù hợp với xã hội đương đại Việt Nam…”
Những ý kiến về tác phẩm:
Cục xuất bản nhận định về tiểu thuyết Đại gia: 
- “Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó, quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội”.
- Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giá chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.
Nhà văn Thiên Sơn

- Nội dung cuốn sách là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu của tác giả, về mối quan hệ giữa người đẹp - đại gia, giới quan chức, về những quan hệ làm ăn có những thế lực ngầm chống đỡ phía sau. 
- Nghệ thuật phải hướng đến cái độc đáo, phi thường và không thể đồng nhất với sự cường điệu. 
- "Hư cấu là công việc của nhà văn và đối với văn chương, việc hư cấu là không giới hạn. Tác phẩm của tôi có đề cập những đề tài nóng của xã hội: vấn đề tham nhũng, quyền lực ngầm... nhưng trong công cuộc chống tham nhũng của cả xã hội hiện tại thì đó là vấn đề thức thời, hợp lý và không có gì sai trái", anh nói. 
- Tác giả cũng cho rằng, phía Cục khi ký quyết định đã không thực sự đọc kỹ tiểu thuyết của anh. Tập một của "Đại gia" có tên "Tam giác ngầm" nhưng trong công văn của Cục lại có chỗ đề "Tam giác vàng".
- Nhà văn mong những người thẩm định tác phẩm hãy đọc một cách sáng tạo, đừng soi mói, đối chiếu văn chương với hiện thực để quy kết.

Hai cuốn sách và một xã hội


Một là cuốn tiểu thuyết HƯ CẤU NHƯ THẬT của nhà văn Thiên Sơn gồm 2 tập có tên "Đại Gia". Cuốn sách này sau khi phát hành đã bị nhà cầm quyền đình chỉ phát hành vì lý do "Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối ‘quan hệ’ làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cấp cao của nhà nước và những thủ đoạn, mánh khóe trong công tác tổ chức cán bộ. Cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng của bộ máy quan chức các cấp từ Trung ương đến địa phương. Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó, quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội”. À, thế ra là viết cái phản ánh hiện thực thì bị cấm phát hành à? Từ khi nào tự do trong sáng tạo nghệ thuật bị kìm hãm trong cái vòng kim cô do nhà cầm quyền đặt ra? Nghệ thuật trong cái xã hội này là vị nhân sinh hay vị lãnh đạo?

Hai là cuốn sách NHẬT KÝ NHƯ PHỊA của học sinh cấp ba Huyền Chip gồm 2 tập có tên "Xách ba lô lên và đi". Cuốn sách này là những câu truyện ghi chép lại hành trình của một cô gái trẻ đi 25 nước trên thế giới. Điều đáng phải lưu tâm là rất nhiều chi tiết trong cuốn sách đang tạo lên một tranh cãi và nghi vấn từ cộng đồng về tính xác thực của cuốn sách. Đáng nói hơn là cuốn sách còn chia sẻ những kinh nghiệm phạm pháp của tác giả như vượt biên, đột nhập trái phép, cư trú bất hợp pháp và lao động chui. Cuốn sách với đội ngũ PR hùng hậu gồm cả GS, giảng viên đại học danh tiếng cùng sự hậu thuẫn của giới báo chí đang tạo thành một "cơn sốt" trong giới trẻ. Và tác giả thì đang được "tung hô" như là một thần tượng, một hình mẫu thanh niên hiện đại, dám nghĩ, dám làm. Thế mà không thấy Cục Xuất Bản yêu cầu đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung cuốn sách.
Cách đối xử của cơ quan chức trách đối với hai cuốn sách, thể hiện sự bất nhất trong lời nói và việc làm. Một mặt vẫn ra rả kêu gọi phải chống tham nhũng, chống tiêu cực, vậy mà trước một tác phẩm văn học hư cấu phản ánh HIỆN THỰC xã hội vô cùng chân thực như vậy thì ra sức ngăn cản, với lý do chả khác nào họ "tự vả vào mặt mình" được nhắc tới ở trên và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông "lề phải". Ngược lại, với tác phẩm GIẢ TẠO đến giật mình, cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật ở nước ngoài của một bạn trẻ lại được cho phép xuất bản, họp báo giới thiệu công khai và được giới truyền thông tung hô ầm ĩ thì ta có thể thấy cái tầm và cái tâm của nhà chức trách. Thật may là vẫn còn một cộng đồng không nhỏ những độc giả có trách nhiệm đang cố "cảnh báo" những tác động "tiêu cực" của việc tuyên truyền những thứ giả tạo này trong giới trẻ nước nhà. Giá như họ làm thêm được việc phản đối việc cấm phát hành cuốn tiểu thuyết Đại Gia nữa thì khi đó sức mạnh của độc giả mới làm cho xã hội này khá hơn được.
Suy ngẫm mà buồn cho dân tộc mình, dường như CHÂN LÝ và SỰ THẬT không được chào đón ở cái xứ này. Sự GIẢ TẠO, TÔ VẼ, NỊNH BỢ lại được đề cao, tung hô lên thành hiện tượng, thành hình mẫu. Đó là lý do khi tôi ghép bức ảnh này tôi để 2 cuốn sách GIẢ TẠO kia lên trên 2 cuốn tiểu thuyết HIỆN THỰC phê phán kia để nói lên cái trật tự mà xã hội này đang cố sắp đặt.
Có lẽ, với những người "thuyền nhân" trước đây đã quá ngán ngẩm và sợ hãi với thực tại cuộc sống ở cái xã hội đầy rẫy những bất công, phi lý, giả tạo này, họ sẽ thích Huyền Chip ở một điều là cô ấy đã dũng cảm "xách ba lô lên và đi" khi chả có nhiều tiền hay visa trong tay. Nhưng họ khác Huyền Chip ở chỗ họ liều mạng ra đi để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ không phải ra đi để quay về viết sách nhằm tìm kiếm hư danh trên sự giả dối, bịa đặt. Và một điều thú vị nữa là trong tương lai, rất có thể cuốn sách này có thể có ích khi xuất hiện một xu hướng chính trị mới, người ta còn gọi là "bỏ phiếu bằng chân".


Theo Facebook Tranngocthinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét