Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

H.T.H.N - Siêu lừa số 1 Việt Nam

Chân dung 'siêu lừa' 4.911 tỷ Huỳnh Thị Huyền Như

 - Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được xem là một trong 6 “đại án” của cả nước trong năm 2013. Bằng nhiều thủ đoạn, người đàn bà có “gan thép” này đã nuốt trọn hàng nghìn tỷ đồng một cách dễ dàng đến khó tin.

Siêu lừa Huyền Như không chỉ 'gây sóng' dư luận về số tiền lừa đảo lên đến gần 4.000 tỷ đồng mà còn vì hành vi phạm pháp của Như đã kéo theo hàng loạt lãnh đạo cấp cao đến cán ngân hàng, những đại gia đều phải xộ khám. Tại phiên tòa sơ thẩm, khi nghe Huyền Như khai trước vành móng ngựa, người dự khán không khỏi giật mình bởi những thông tin khủng khiếp về thế giới ngầm của "tín dụng đen". Càng nghe càng thấy Như là bị cáo đứng đầu nhưng cũng là một nạn nhân trong vòng xoáy của đồng tiền.

1/ Vậy Huỳnh Thị Huyền Như là ai?
Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP. HCM) là vợ của một Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank).
Bản thân Huỳnh Thị Huyền Như trước khi bị bắt (ngày 6/10/2011) là phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM & nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng Vietinbank CN HCM)
Đồng thời, bà này cũng là thành viên HĐQT Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS), được bầu ngày 18/5/2011. Đến tháng 10/2011, ORS đã công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như sau khi vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng bị phanh phui.
Huyền Như bị truy tố về 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nguyên nhân phạm tội của Như xuất phát từ những món nợ không có khả năng thanh toán. 
Chân dung "siêu lừa số 1" VN (Ảnh: Pháp luật & xã hội)

Không phải chờ tới khi bị bắt, nữ đại gia này mới trở thành người nổi tiếng trong giới đầu tư mà cái tên Huỳnh Thị Huyền Như đã nổi như cồn từ cách đây khoảng 3-4 năm. Người phụ nữ này được đánh giá là tay môi giới có máu mặt trong giới chứng khoán.
Để thỏa máu làm giàu, từ đầu năm 2007, Như đã vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao và lao vào kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu gặp khó vào năm 2009-2010, khi thị trường lao dốc, bất động sản cũng ảm đạm. Bất động sản vài chục lô (một lô cả chục căn) không bán được, trong khi tiền lãi phải trả đều đặn khiến Như đuối sức, lấy phần này đắp phần kia. Chính sách siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, càng đẩy Như khốn đốn hơn.
Năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao nên Huỳnh Thị Huyền Như mất khả năng thanh toán. Làm ăn thua lỗ lại phải vay nợ lãi suất cao, từ đây, người phụ nữ này đã quay cuồng tìm nhiều cách để “xoay” tiền trả nợ.
Được biết, “siêu lừa” này đã từng có ý định trốn ra nước ngoài nhằm thoát tội. Theo đó, Như đã chuẩn bị một tương lai mới ở Mỹ. Cụ thể, T.T.H.G., một trong những đầu mối cho Như vay tiền lãi ngày khai với cơ quan điều tra, khoảng tháng 7/2011, Như đã chuyển cho G. 10 tỷ đồng (tương đương 500.000 USD) để nộp “phí ban đầu” làm thẻ xanh ở Mỹ.
Sau đó, G. đã nhờ người bạn tên Hạnh có người nhà ở Mỹ nộp giùm 500.000 USD cho công ty dịch vụ chuyên lo thẻ xanh. Nhưng do Như không lo đủ thủ tục của điều kiện làm thẻ xanh nên chưa làm được...Vì vậy, kế hoạch chuồn ra nước ngoài của "siêu lừa số 1 Việt Nam" này đã bị đổ bể.
2/ Hành trình lừa đảo của người đàn bà "gan thép"


Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2007, khi còn là một nhân viên tín dụng Như bắt đầu vay lãi suất cao và đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản. Lần đầu tiên, một nhân vật chuyên môi giới chứng khoán là Hùng Mỹ Phương giới thiệu Nguyễn Thiên Lý gặp Như. Biết Như đang "khát" tiền để làm ăn, Lý chủ động gặp Như tại Ngân hàng Vietinbank và đề nghị sẽ cho Như vay tiền với lãi suất 0,4% đến 1,2%/ngày. Ngay sau đó, Như đã đồng ý vay 100.000 USD và khoảng 3 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Sau đó Như tiếp tục vay nhiều tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức cá nhân với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Từ năm 2010, việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, do nắm được nghiệp vụ ngân hàng và có chức vụ là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank TP.HCM, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với hạn mức 50 tỷ đồng/lệnh nên Như đã thực hiện hành vi giả danh này.

Theo đó, từ tháng 3/2010 – 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM tự thỏa thuận lãi suất vay tiền với các tổ chức, cá nhân; làm giả 8 con dấu của Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè để sử dụng đóng vào các tài liệu, giấy tờ & 7 Cty; 110 hợp đồng tiền gửi, cùng nhiều hồ sơ mở tài khoản… để lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của 9 Cty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Cơ quan điều tra (CQĐT) đã kê biên, thu giữ tài sản, tiền mặt, sổ tiết kiệm của các bị can với tổng trị giá hơn 800 tỷ đồng; gần 157.000 EUR, 4.600 USD và 4 xe ô tô trị giá 5 tỷ; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỷ đồng
Giúp sức đắc lực cho Như trong vụ án, Võ Anh Tuấn - nguyên PGĐ Vietinbank CN Nhà Bè bị cho là đã nhận lót tay lên đến hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, sai phạm của một loạt cán bộ ngân hàng cũng góp phần giúp Như chiếm đoạt số tiền khủng này.
Các công ty & cá nhân vừa là đồng phạm vừa là nạn nhân của Huyền Như:
- Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh
- Công ty CP đầu tư Thịnh Phát
- Công ty bảo hiểm Toàn Cầu
- Công ty CP chứng khoán Saigonbank - Berjya (SBBS)
Các ngân hàng bị chiếm đoạt tài khoản:
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị chiếm đoạt gần 719 tỉ đồng, 
- Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) 200 tỉ đồng, 
- Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng..
Các chủ nợ bị tội cho vay nặng lãi:
- Hùng Mỹ Phương
- Nguyễn Thiên Lý
- Nguyễn Thị Lành
- Đào Thị Tuyết Dung
Những giấy tờ giả này được Như sử dụng để mở tài khoản của một số công ty tại Vietinbank TP.HCM, làm giả hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản. Số tiền Như chiếm đoạt hơn 3.900 tỉ đồng. Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay. Viện KSND tối cao cũng nêu rõ một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng.
3/ Yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng đến phiên xử Huyền Như

Hải Duyên - Đồ họa: Đình Trung
a) Luật sư Ngân hàng ACB-ông Lưu Văn Tám, yêu cầu triệu tập nhân chứng --> Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM cho biết sẽ triệu tập nhân chứng đến tòa với tư cách là người làm chứng.
- Ông Nguyễn Văn Sẻ (Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP HCM) --> "đi đâu ko rõ" và chưa thể triệu tập
- Ông Phạm Huy Hùng (nguyên Chủ tịch Vietinbank) --> đã có 3 người đại diện theo ủy quyền và những người này có trách nhiệm trả lời mọi vấn đề liên quan.
- Giám đốc trung tâm công nghệ thông tin
- Kế toán trưởng các chi nhánh Vietinbank
- Bà Nguyễn Thị Minh Hương
- Ông Trương Minh Hoàng (PGĐ Vietinbank chi nhánh TP HCM) --> xin xét xử vắng mặt.
Yêu cầu của luật sư Ngân hàng ACB về việc tư cách tham gia tố tụng:
- Luật sư Nguyễn Tấn Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) - người đại diện cho Vietinbank --> "Ông Hùng không tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank mà là người đại diện theo ủy quyền nên không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Luật sư, cũng không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề", chủ toạ nhận định.
- Thành viên HĐQT và Ban giám đốc ngân hàng ACB gồm: ông Trần Xuân Giá, Nguyễn Đức Kiên, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải…--> đây là vụ án lừa đảo do Huyền Như và đồng phạm thực hiện, tòa không xem xét tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với những người này nên không cần thiết phải triệu tập.
b) Luật sư Ngân hàng Phương Đông-Luật sư Trần Minh Hải bào chữa cho bị cáo Huỳnh Hữu Danh (nhân viên Ngân hàng) để làm rõ số tiền mà Huyền Như đã chiếm đoạt của thân chủ mình để trả nợ cho hai công ty này.
- Công ty Thịnh Phát --> đã rút kháng cáo
- Công ty Phúc Vinh.
- Công ty Hưng Yên
Cáo trạng xác định ba công ty này bị chiếm đoạt hơn 1.698 tỷ đồng. VKS cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc trên có phần lỗi của các công ty này. Vì sau khi thỏa thuận về số tiền gửi, mức lãi suất từ 18 đến 22%/năm, Như yêu cầu 3 công ty trên cung cấp hồ sơ để Như làm thủ tục mở tài khoản tại Vietinbank. Khi đã có 3 bộ hồ sơ trên, Như lấy mẫu dấu của các công ty này để thuê khắc ba con dấu giả. Sau đó, Như giả chữ ký, dùng con dấu giả làm lệnh chi giả để rút tiền của các công ty trên.
Như vậy theo VKS "Đại diện của các công ty đã có lỗi khi không đem con dấu thật, chữ ký thật đến mở tài khoản, làm giả thì làm sao Vietinbank có thể quản lý được?... Bị cáo Như yêu cầu chuyển là cứ chuyển, chuyển mãi dẫn đến thất thoát hơn 1.500 tỷ đồng....Trong suốt thời gian dài cả 3 công ty cũng không hề thắc mắc tại sao mình gửi tiền cho Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè mà lại chuyển vào chi nhánh TP.HCM. Nếu không có lãi suất vượt trần nhận tiền ngay thì các bên có tin tưởng Vietinbank hay giao phó cho Như không?", vị công tố viên lập luận.
--> Các đơn vị cá nhân biết rõ việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần là sai quy định nhưng vì hám lợi nên vẫn gửi tiền dẫn đến việc Như dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, không có cơ sở cho rằng Vietinbank phải bồi thường thiệt hại trong vụ án.
4/ Thông tin bên lề:
Theo thông tin từ tòa án, khoảng 50 luật sư đã làm thủ tục tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho các bị cáo cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ án. 
Ngoài 23 bị cáo còn có 15 nguyên đơn dân sự, bị hại và 80 tổ chức, cá nhân được được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có hơn chục ngân hàng và cán bộ của các ngân hàng có hành vi nhận tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong các phi vụ với Huyền Như.
5/ 12 bị can (trưởng, phó, cán bộ, nhân viên) & 22 bị cáo & 15 nguyên đơn dân sự, bị hại và 80 tổ chức, cá nhân
- Phòng giao dịch Điện Biên Phủ
- Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng
- Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TPHCM. 
Cáo trạng của Viện KSNDTC cáo buộc 23 bị can có các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; cho vay lãi nặng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại TPHCM và Hà Nội.
Điều tra mở rộng vụ án, CQĐT đã khởi tố:
- Ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT;
- Ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập cùng 4 cựu lãnh đạo khác của Ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sau đó, CQĐT đã bóc tách hành vi của 6 bị can này để xử lý trong một vụ án độc lập khác.

6/ Huyền Như đã thế chấp các tài sản có giá trị
Người đàn bà lừa 4.000 tỷ đồng xin tòa trả lại căn biệt thự 43 tỷ đồng tại Quảng Nam cho mẹ mình nhưng thực tế tài sản này đã được cô ta thế chấp để vay tiền. Bà Nguyễn Thị Lang - mẹ Huyền Như - kháng cáo đề nghị tòa xem xét trả lại căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng thuộc dự án The Nam Hải tại Quảng Nam
Tuy nhiên, khi được mời lên trình bày, bà Lang không có mặt dù những ngày trước đó bà đều đặn đến dự phiên xử. Trả lời HĐXX, Như cho biết vẫn giữ yêu cầu “xin lại” bất động sản này. Bị cáo cũng thừa nhận đã đem toàn bộ giấy tờ liên quan đến căn biệt thự thế chấp cho bà  Lê Thị Ngọc Nga (ngụ quận 7, TP HCM) để vay tiền. 
Bà này là một trong những người cho Như vay số tiền lớn với lãi suất cao nhưng chưa bị xử lý, sau đó tòa sơ thẩm kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố về tội Cho vay nặng lãi.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc tài sản đã đem thế chấp rồi sao còn xin lại, Như cho biết "chỉ thế chấp chứ chưa bán". Còn đại diện của bà Nga cho rằng, căn nhà này đã được Như cấn nợ cho các khoản vay trước đó, đề nghị HĐXX phát mãi căn nhà để bồi thường thiệt hại.
7/ Các ngân hàng kháng cáo:
Trong phần tranh luận lại với Viện kiểm sát (VKS), hầu hết các luật sư đều cho rằng phần đối đáp của cơ quan công tố là chưa thỏa đáng nên có nhiều phát ngôn gây sốc. 

a) Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) thông qua 14 nhân viên để gửi 1.543 tỉ đồng với lãi suất lên đến 22%/năm và bị Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng.
HĐXX yêu cầu Ngân hàng Navibank cung cấp các chứng cứ về hợp đồng cho nhân viên vay tiền để đi gửi tại Vietinbank nhằm lấy lãi, như trình bày trong phần xét hỏi những ngày trước đó. Tuy nhiên, phía Navibank cho rằng sự việc diễn ra lâu nên việc tìm kiếm khó khăn.
- Ông Đoàn Đăng Luật - nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Navibank cho biết, nhân viên Navibank gửi tiền sang Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để lấy lãi theo quyết định của lãnh đạo Navibank. Người này phủ nhận việc nhận khoản tiền 9,4 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng từ Huyền Như và cho rằng đây là tiền Võ Anh Tuấn trả cho Navibank từ hợp đồng huy động vốn --> Được gọi lên đối chất, bị cáo Tuấn phủ nhận lời khai này và cho rằng không biết về số lãi suất ngoài hợp đồng. Trong khi đó, Như khẳng định đây là tiền túi bỏ ra để trả lãi suất ngoài cho cán bộ Navibank và đã giao cho Trần Thị Tố Quyên (nhân viên của Như) nhiều lần đem đến giao cho Luật.
Phía Navibank cho biết, ngân hàng này có 18 hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank với tổng số tiền 500 tỷ, trong đó có 12 hợp đồng (300 tỷ) đã được tất toán, còn lại 6 hợp đồng trị giá 200 tỷ thông qua 4 nhân viên của Navibank đứng tên chưa tất toán. Số tiền này được gửi tại VietinbankCN  TP HCM do bà Nguyễn Thị Minh Hương ký hợp đồng và hoàn toàn không biết việc bị Như chiếm đoạt; cho đến khi vụ việc bị khởi tố mới yêu cầu nhân viên đến làm việc với Vietinbank nhưng đến giờ chưa được giải quyết.
Trả lời HĐXX về phương thức huy động vốn và lừa đảo số tiền của Navibank, Huyền Như cho biết thông qua Đoàn Đăng Luật (Trưởng Phòng nguồn vốn Navibank) được biết ngân hàng này có tiền muốn gửi thông qua các nhân viên của mình. Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản 4 nhân viên Navibank tại Vietinbank thì Như chiếm đoạt bằng 2 cách: làm giả lệnh chi trích chuyển trực tiếp cho các chủ nợ và làm giả sổ tiết kiệm đem cầm cố vay của Navibank.
- Chủ tọa chất vấn: “Khi làm giả lệnh chi, chẳng lẽ bị cáo đều qua mặt tất cả các nhân viên của Vietinbank. Bị cáo không những tham lam mà còn dẫn dắt bao nhiêu người phạm tội. Giá như bị cáo sử dụng bộ óc thông minh này vào những việc thiện thì tốt biết mấy. Đằng này lại làm việc phạm pháp, lôi kéo ít nhất 22 người khác vướng vào lao lý”.
- VKS: ngân hàng này lấy tư cách gì để đòi tiền từ Vietinbank trong khi 12 hợp đồng đã được tất toán trước đó là do Vietinbank tất toán với nhân viên Navibank.
--> Đại diện Navibank cho rằng đây là số tiền mà Navibank cho các nhân viên vay. 
- VKS tiếp tục truy vấn: “Navibank ký hợp đồng cho các nhân viên vay tiền là để cho các nhân viên này mang tiền sang gửi tại Vietinbank là theo chủ trương của ai?” --> ko trả lời (trong hồ sơ vụ án đã thể hiện rõ chủ trương này là của HĐQT).
- VKS: “Không có người chủ trương thì sao thực hiện được? Navibank nói ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền, như vậy hợp đồng vay này có thực hiện theo đúng quy trình về hoạt động cho vay hay không. Có phải đây là một dạng hợp đồng giả tạo?”
Navibank phải trưng ra cung cấp thêm giấy xác nhận số dư tài khoản Vietinbank gửi cho khách hàng (bằng chứng về các hợp đồng cho nhân viên vay như đã khai tại tòa).
Đó là giấy xác nhận số dư tài khoản do bà Nguyễn Thị Ngân - phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP.HCM ký gửi ông Phạm Công Hoàng (1 trong 19 nhân viên ACB) đứng lên gửi tiền.
Theo đó, Vietinbank xác nhận tính đến ngày 31/12/2013, số dư tài khoản của ông Hoàng là 950.170.840 đồng, đề nghị ông Hoàng xác nhận số dư nêu trên và gửi lại cho Vietinbank trước ngày 15/1/2014. Nếu quá thời hạn trên mà không nhận được câu trả lời của ông Hoàng thì số dư trên là chính xác.
--> Luật sư cho đây là tình tiết mới, chứng tỏ rằng tiền của ACB đã gửi vào Vietinbank, Vietinbank đang quản lý chứ không thể nói là gửi cho Huyền Như, Vietinbank không biết, không liên quan. Đáp lại quan điểm trên, VKS khẳng định đây không phải là tình tiết mới vì đã có trong quá trình điều tra vụ án.
b) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ
Theo đại diện của ACB, ngân hàng này đã ủy thác cho 19 cá nhân mang số tiền nói trên sang gửi tại Vietinbank trong đó có 17 nhân viên gửi tại chi nhánh TP HCM  và 2 nhân viên gửi tại chi nhánh Nhà Bè.
- Chủ tọa: “Vì sao Ngân hàng ACB không gửi thẳng cho Vietinbank để lấy lãi suất mà phải ủy thác cho 19 nhân viên của mình, vì sao phải đi lòng vòng như vậy”
--> Theo đại diện của ACB, trong bối cảnh thời điểm đó, việc để cho nhân viên của mình gửi tiền tại Vietinbank là để chủ động trong việc được thanh toán tiền gửi nhằm bảo toàn nguồn vốn.
- Chủ tọa nhấn mạnh: “Đó là các anh tự suy luận ra đấy chứ. Đơn giản bởi vì tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho các cá nhân chứ không dành cho pháp nhân. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn tiền gửi thanh toán”.
--> ACB khẳng định, tiền các nhân viên nhận ủy thác, nghĩa là tiền này không thuộc quyền sở hữu của họ. Trong hợp đồng ủy thác cũng khẳng định tiền ủy thác là của ACB. Và các nhân viên này cũng đã nộp đơn khởi kiện Vietinbank tại tòa án.
- Chủ tọa dẫn dụ: “Như vậy nếu về nguyên tắc khi đi kiện thì Vietinbank phải trả cho 19 nhân viên, sau đó 19 nhân viên này trả cho ACB. Nếu ACB đi kiện thì phải kiện những nhân viên này vì không làm tròn trách nhiệm ủy thác đã ký với ngân hàng chứ”
--> người đại diện của ngân hàng ACB cũng thừa nhận điều này.
- HĐXX sau đó quay lại hỏi Huyền Như về thủ đoạn huy động tiền của ACB.
--> Huyền Như: thông qua Huỳnh Bảo Ngọc (phó phòng quản lý quỹ Ngân hàng ACB). Tất cả các hồ sơ mở tài khoản cho nhân viên ACB đều do Ngọc đưa lại cho mình chứ không giao dịch trực tiếp với các nhân viên này. Đồng thời Như khai đã chi một phần tiền lãi suất ngoài cho Ngọc còn lại chuyển vào tài khoản của các nhân viên ACB.
--> Tuy nhiên, khi mời Huỳnh Bảo Ngọc lên thẩm vấn với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì người này “chối bay” cho rằng không có nhận bất kỳ khoản tiền nào từ Như --> đã xác minh số tiền Huyền Như chuyển cho Ngọc thông qua tài khoản của Huỳnh Chiêu Uyên-em gái của Ngọc.
8/ Hình phạt nào cho Huyền Như & ê kíp?
a) Huỳnh Thị Huyền Như đã bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với một loạt thủ đoạn như:
HĐXX căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa có đủ cơ sở kết luận Huỳnh Thị Huyền Như đã sử dụng thủ đoạn gian dối:
- Làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan tổ chức để các đơn vị, cá nhân chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
- Làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư, giả chữ ký của Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè
- Làm giả hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, giả lệnh chi, giả chữ ký chủ tài khoản, giả chữ ký của khách hàng trong việc lập và cầm cố thẻ tiết kiệm để vay tiền.
- Xâm phạm đến hàng loạt khách thể được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội
- Làm mất đi hàng loạt các cán bộ ngân hàng có năng lực do tin tưởng bị cáo Như dẫn đến sai phạm.
- Tạo ra một thế lực đen trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên cũng cần xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo như nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, thành khẩn nhận tội...Tuy nhiên, hành vi phạm tội của bị cáo Như gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, HĐXX tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 6 năm tù về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức", tổng hợp hình phạt là tù chung thân. HĐXX buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt hơn 3.986 tỷ đồng.
Như chấp nhận mức hình phạt, chỉ kháng cáo phần dân sự khi đề nghị trả lại căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng thuộc dự án The Nam Hải tại Quảng Nam, vì cho rằng đây là tài sản riêng của mẹ, không phải mua bằng tiền chiếm đoạt được.
b) Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn - nguyên Phó Giám đốc Vietinbank - CN Nhà Bè, HĐXX xét thấy Tuấn biết việc làm sai trái của Như khi giả danh nhân viên để huy động vốn của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên nhưng không ngăn chặn mà sau đó còn hứa sẽ dàn xếp, đôn đốc Như thanh toán. Do đó, không có cơ sở chấp nhận lời bào chữa của luật sư cho rằng Tuấn không biết Như lừa đảo, không có hành vi giúp sức Như chiếm đoạt hơn 1.600 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo Võ Anh Tuấn đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên phải xử lý nghiêm. Từ đó, HĐXX tuyên phạt Võ Anh Tuấn 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
c) Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Huyền Như) 14 năm tù,
d) Trần Thị Tố Quyên 14 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
e) Phạm Anh Tuấn - nguyên GĐ Công ty Thái Bình Dương, HĐXX xét thấy dù không có chức năng kinh doanh tiền tệ nhưng Phạm Anh Tuấn vẫn ký hợp đồng đầu tư tiền gửi vào Vietinbank thông qua Huyền Như. Có đủ cơ sở kết luận bị cáo Phạm Anh Tuấn đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thu lợi bất chính 72,8 tỷ đồng, gây thiệt hại 80 tỷ đồng. Từ đó, HĐXX tuyên phạt Phạm Anh Tuấn mức án 14 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
f) Liên quan đến vụ án, 13 bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ các phòng giao dịch thuộc ngân hàng Vietinbank và nhiều giám đốc, phó giám đốc của các doanh nghiệp:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX tuyên phạt Huỳnh Hữu Danh 17 năm tù, Trần Thanh Thanh 10 năm tù, Tống Nguyên Dũng 15 năm tù, Đoàn Lê Du 17 năm tù, Huỳnh Trung Chí 15 năm tù, Bùi Ngọc Quyên 14 năm tù, Hoàng Hương Giang 8 năm tù, Vũ Nguyễn Xuân Tiên 11 năm tù, Nguyễn Thị Phúc Ngân 15 năm tù, Phạm Thị Tuyết Anh 15 năm tù cùng về tội danh trên.
g) 22 bị cáo khác cũng bị kết án từ 1 năm tù treo đến 20 năm tù về tội cho vay nặng lãi:
- Nguyễn Thiên Lý 2 năm tù về tội "cho vay lãi nặng", tổng hợp với 4 năm tù từ một bản án trước đó thành 6 năm tù.
- Hùng Mỹ Phương 2 năm 3 tháng 10 ngày (bằng thời gian tạm giam)
- Phạm Văn Chí 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội "cho vay lãi nặng".
- Đào Thị Tuyết Dung 12 năm tù về hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "cho vay nặng lãi"
- Nguyễn Thị Lành lãnh án 9 năm tù cùng về hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "cho vay nặng lãi".
Tòa cũng tuyên buộc các bị cáo cho vay nặng lãi phải nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính.
- Lương Thị Việt Yên bị tuyên phạt 7 năm tù,
- Hồ Sỹ Hải 6 năm tù,
- Lê Thị Ngọc Lợi 4 năm tù --> tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo đó, có 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân được xác định là nguyên đơn dân sự và bị hại trong vụ án. Vụ án có tới 79 đơn vị, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phiên tòa có 48 luật sư tham gia.
Trước đó, trong phần phát biểu quan điểm về vụ án, VKS đã đề nghị tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè) mức án kịch khung là tù chung thân cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
VKS cũng đề nghị mức án với các bị cáo còn lại. Về phần trách nhiệm dân sự, VKS cho rằng Huyền Như phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt chứ không phải Vietinbank.
Sau khi VKS đưa ra quan điểm, phần tranh luận giữa các luật sư và VKS diễn ra vô cùng căng thẳng. Hầu hết luật sư đã kịch liệt phản đối quan điểm trên, cho rằng quan điểm của VKS chưa đánh giá đúng bản chất của vụ án.
Trước tình hình trên, HĐXX nhận định đây là vụ án vô cùng phức tạp nên cần phải nghị án kéo dài. Ngày 27/1, HĐXX đưa ra phán quyết không chỉ về mức án với 23 bị cáo mà còn phán quyết về trách nhiệm bồi thường khoản tiền gần 4.000 tỷ đồng.

Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét