Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

“Việt Nam tạo nên khuôn mặt tôi” - Phó TT Đức Philipp Roesler

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón ông Philipp Roesler tại Hà Nội. Ảnh: Reuters Muốn tăng FDI vào hạ tầng ở Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón ông Philipp Roesler tại Hà Nội. Ảnh: Reuters Muốn tăng FDI vào hạ tầng ở Việt Nam
“Điều tôi mong muốn trong tương lai là sẽ hình thành tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi đó tôi sẽ sẵn sàng quay lại để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước”, bộ trưởng Kinh tế và công nghệ của liên bang Đức Philipp Roesler chia sẻ tại cuộc giao lưu tại đại học Kinh tế quốc dân chiều ngày 17.9 tại Hà Nội.
Là bộ trưởng Kinh tế và công nghệ của liên bang Đức, ông Roesler nhắc đi nhắc lại nhiều lần vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bài phát biểu của mình. Một doanh nghiệp tốt là phải “thoát khỏi vòng tay của Nhà nước”. Và họ phải tự do trong hoạt động kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm, nếu có lỗ thì Nhà nước cũng không cứu họ, phải tìm mọi cách để hoạt động tốt nhất. 
“Tôi nghĩ rằng sự độc lập như vậy là sự bảo đảm tốt nhất để phát triển kinh tế tư nhân. Nếu Nhà nước can thiệp vào, có biện pháp này, biện pháp khác thì sẽ hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp mạnh lên”, ông nói.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân tại Đức, ông Roesler khẳng định, nếu Việt Nam tiếp tục tư nhân hóa, cổ phần hóa thì chắc chắn sẽ tạo được nền móng cho sự phồn thịnh của đất nước, cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ông Roesler khẳng định, “về vấn đề tư nhân hóa, cổ phần hóa thì không một Chính phủ nào bỏ qua vấn đề này”.

Phó Thủ tướng Đức: “Việt Nam tạo nên khuôn mặt tôi” (1)
Ông Philipp Roesler nhận bằng tiến sĩ danh dự tại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội hôm 17.9. Ảnh: Reuters
Trước câu hỏi về sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đức, ông  Philipp Roesler cho hay, cái quan trọng với ông không phải là các con số, mà là cách thức hoạt động và kinh doanh của họ trong nền kinh tế. “Nếu các vị trao đổi với các doanh nghiệp của Đức sẽ cảm thấy ngay khi họ đưa ra quyết định thế nào, mỗi một quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ”. 
Đặc tính quan trọng nhất của doanh nghiệp Đức là tinh thần trách nhiệm, mỗi quyết định họ đưa ra đối với tài sản của họ, với cán bộ công nhân viên của họ và với chính họ. Và tư duy đó theo đuổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong một gia đình. Đấy là tư duy không muốn “ăn xổi ở thì”, kiếm được đồng lãi trong thời gian ngắn, mà họ muốn dần dần, qua từng bước một để củng cố, phát triển doanh nghiệp của họ từ đời này sang đời khác".
Và đó cũng là triết lý, khuôn mặt đối ngoại của nền kinh tế của Đức, chúng tôi đến đâu không muốn có thành công nhanh chóng mà chúng tôi muốn kết hợp với đối tác lâu dài".
Làm sao giữ sự ổn định của đồng tiền? 
Đề cập tới hiện trạng kinh tế Việt Nam, ông Philipp Roesler nhận xét, vài năm gần đây Việt Nam có mức lạm phát cao, có lúc gần tới 20%. Nhà nước cần có sự tư vấn của giới khoa học kinh tế, thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, và các biện pháp đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Do đó, phải làm sao để các doanh nghiệp đó giữ được đồng tiền ổn định. Ở đây không phải là các doanh nghiệp lớn, mà là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Roesler nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài sản của cá nhân, tư nhân. "Tất cả chúng ta đều muốn gia nhập thị trường, nếu chúng ta muốn vào thị trường thì chúng ta làm ăn với nhau cần có sự tin cậy, khi ký một hợp đồng phải có thủ tục, yên tâm về pháp lý. Và con đường quan trọng nhất để đạt mục tiêu đó tôi cho rằng không phải do Nhà nước quyết định, không thể nói mô hình kinh tế nào là tốt, mà con người nào mua sản phẩm nào mới quyết định cho thị trường nào, làm sao mà con người có lợi. Vấn đề ở đây không phải Nhà nước đứng ra điều phối thị trường, mà chính là bên cung và bên cầu, là người sản xuất và người tiêu dùng".
Làm sao duy trì nền kinh tế thị trường mà tất cả mọi người được hưởng lợi, là một trong những điều mà nước Đức theo đuổi. “Tôi muốn nhắc lại là chúng ta có thể theo bất cứ một hình thức thị trường nào nhưng cái quan trọng cuối cùng là có lợi cho người dân, cho người tiêu dùng”.
Bày tỏ mối quan tâm về hợp tác kinh tế, ông Philipp Roesler nói : "Trước sau gì thì Việt Nam cũng là một trong các thị trường tăng trưởng rất mạnh ở khu vực, cho nên là chúng tôi muốn thúc đẩy trao đổi thương mại, và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI". Đó là chủ đề rất quan trọng, ví dụ như hạ tầng cơ sở, cung cấp năng lượng, hoặc sử dụng năng lượng tái tạo hoặc là hệ thống y tế.
Bên cạnh đó, trong ASEAN, Việt Nam cũng là đối tác mạnh đối với Đức. Trước thị trường 600 triệu dân của ASEAN, Đức rất muốn ký hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, và tiến tới có FTA giữa EU với Việt Nam, và EU với cả ASEAN. “Đó là một điều trong tâm nguyện của tôi”.
Hộ tống ông Roesler lần này sang Việt Nam có riêng một chuyên cơ dành cho các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường. Và ông hy vọng tương lai sẽ có nhiều chuyên cơ hơn, 3 hoặc là 4. Và điều quan trọng giúp thúc đẩy mối quan hệ đó, thì doanh nghiệp Đức mong muốn được an tâm về pháp lý, và đối tác đáng tin cậy. “Chúng tôi mong phía Việt Nam thực hiện những gì đã ký trong hợp đồng, trung thành với hợp đồng”.
“Việt Nam tạo nên khuôn mặt tôi”
Chia sẻ cảm nhận về chuyến thăm lần này, so với sáu năm trước khi lần đầu đến Việt Nam, ông Roesler nói, ông không nghĩ mình sẽ trở lại với tư cách bộ trưởng kinh tế liên bang kiêm phó Thủ tướng Đức. Và ông ấn tượng về động năng kinh tế, ý thức tăng trưởng, kéo theo pháp luật và cả tài chính tăng trưởng của VN.
Ông cũng kể rằng trước khi ông lên đường thì hai cô con gái sinh đôi 4 tuổi có hỏi ông đi đâu. “Vợ tôi rất thực tế, nói rằng bố trở về nơi bố đã được sinh ra”.
Nhắc đến thân thế của mình, ông Philipp Roesler chia sẻ, được nhận là con nuôi, rồi giờ đây nhận một trọng trách lớn trong nền kinh tế của Đức, “để có được tôi ngày nay tôi nghĩ rằng đó chính là sức mạnh của dân chủ, của tự do trong xã hội của chúng tôi”. Để có thể tạo cơ hội cho tất cả mọi người phát huy hết năng lực của họ trong chính trị, trong kinh tế, cũng như tận dụng được các cơ hội, các ý tưởng, sáng kiến.
Ông nói, “Việt Nam đã tạo nên khuôn mặt tôi, làm tôi nhớ lại đất nước đã sinh ra tôi, nhưng cái quan trọng bây giờ không phải là nhớ tới đất nước sinh ra mình mà hãy hướng tới những gì mà chúng ta đang làm, những gì chúng ta sẽ làm cho Đức và cho Việt Nam”.

Phó Thủ tướng Đức: Ấn tượng sự học của người Việt

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Đức Philipp Rösler chia sẻ cảm xúc sau 6 năm trở lại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Philipp Rösler (trái) nhận bằng "Tiến sĩ danh dự" từ Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Phó Thủ tướng Philipp Rösler (trái) nhận bằng "Tiến sĩ danh dự" từ Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tối qua (17/9), phái đoàn ngoại giao nước Đức, dẫn đầu là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Philipp Rösler đã chính thức sang thăm Việt Nam. Một trong những nơi đầu tiên mà đoàn ghé thăm là trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tại đây, lễ đón tiếp trọng thể đã diễn ra và Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler được đích thân Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân trao tặng bằng "Tiến sĩ danh dự". Tấm bằng này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của nhà trường với những đóng góp trực tiếp, thiết thực và hiệu quả đối với cá nhân ông Philipp Rösler đối với ngành Giáo dục và đào tạo, đất nước Việt Nam.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Philipp Roesler đã có buổi trò chuyện với cộng đồng người Việt Nam mà đa số là các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành kinh tế.
Việt Nam có động lực phát triển kinh tế lớn
Phó Thủ tướng Philipp Rösler chia sẻ khá nhiều về những vấn đề kinh tế, về văn hoá xã hội của nước Đức cũng như Việt Nam. Ông cho biết từng đến Việt Nam 6 năm về trước nhưng không phải với vai trò quan chức cao cấp như ngày hôm nay và khi đó Việt Nam cũng chưa phát triển như bây giờ. Vì vậy, ông tỏ ra rất ấn tượng với tốc độ phát triển nói chung ở Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế. Ông nhấn mạnh mục đích chuyến đi tới Việt Nam là nhằm hợp tác, phát triển thương mại giữa hai nước. Điều kiện để doanh nghiệp Đức kết nối với thị trường Việt Nam là sự tin tưởng và phông pháp lý được hoàn thiện.
Phó thủ tướng Philipp Rösler tham vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam: "Tôi nghĩ rằng để thúc đẩy kinh tế thì doanh nghiệp phải tự tồn tại. Kể cả khi gặp khó khăn thì cũng phải tự bơi bằng chính sức mình. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ quyết định sự đi lên của nền kinh tế trong giai đoạn này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sẽ đưa phần đông người Việt Nam trở thành tầng lớp trung lưu".
Là người đặt câu hỏi cho Phó thủ tướng Philipp Rösler, bạn Lương Thuỳ Linh, sinh viên ngành ngân hàng - tài chính - ĐH KTQD muốn tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về những phát biểu của ông trước đó: "Ngài đã nói về vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy đóng góp của loại hình doanh nghiệp này đối với GDP nước Đức là bao nhiêu?"
Ông trả lời: "Có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như doanh số thế nào gọi là vừa và nhỏ nhưng tôi nghĩ đối với tôi, quan trọng không phải là những con số đó mà là cách thức các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động như thế nào trong một đơn vị kinh tế. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mà người chủ vừa là chủ tịch hội đồng quản trị vừa là tổng giám đốc. Đó là những người đưa ra quyết định và người ta cảm thấy ngay những tác động của quyết định đó. Nếu họ ra quyết định sai thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản cá nhân họ vì họ là chủ sở hữu. Cho nên khi ra quyết định họ sẽ rất cân nhắc.
Tư duy đó theo đuổi tất cả các doanh nghiệp Đức từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi họ truyền cho nhau trong một gia đình. Đó chính là triết lý, khuôn mặt của toàn bộ nền kinh tế đối ngoại của Đức. Điều tôi muốn nói ở đây chính là tinh thần trách nhiệm của những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức. Họ rất có trách nhiệm trong những quyết định mà họ đưa ra".
Phó Thủ tướng Đức: Ấn tượng sự học của người Việt (1)
Tiến sỹ danh dự Philipp Rösler giao lưu với các sinh viên kinh tế.
Sinh viên trường Kinh tế Quốc dân mong muốn Bộ trưởng Philipp Roesler nhận định về nền kinh tế Việt Nam sau 6 năm (2006 - 2012) kể từ lần đầu tiên ông tới Việt Nam. 
Ông thẳng thắn: "Cách đây 6 năm khi tới Việt Nam, tôi không nghĩ rằng lần tiếp theo tôi tới Việt Nam lại với tư cách Bộ trưởng như lần này. Điều quan trọng nhất tôi nhận thấy ở Việt Nam hiện nay là động năng của nền kinh tế, tôi nhận thấy rõ sự thay đổi so với cách đây 6 năm ra sao. Kinh tế của Việt Nam đã phát triển rất nhiều so với trước. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi hệ thống pháp pháp luật cũng phải phát triển và các vấn đề về tài chính cũng phải theo kịp để phục vụ sự tăng trưởng đó".
Nối tiếp câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam, Phó Thủ tướng Philipp Rösler cho hay: "Ở Đức, người Việt Nam nổi tiếng là năng động và rất chăm chỉ. Về điểm này thì không có sự thay đổi nào trong 6 năm qua. Và đặc tính đó cũng thể hiện rất rõ ở những người Đức gốc Việt Nam".
Ấn tượng sự say mê học tập của người Việt Nam
Ngoài những câu chuyện về kinh tế, Tiến sĩ danh dự Philipp Rösler cũng quan tâm sâu sắc tới giáo dục bởi theo ông "Giáo dục và đào tạo là cơ sở để Việt Nam phát triển trong tương lai, là chìa khoá để dẫn tới thành công, cũng là nhịp cầu nối giữa Việt Nam và Đức".
Buổi giao lưu, trò chuyện của Phó thủ tướng Philipp Rösler với các bạn sinh viên diễn ra trong bầu không khí cởi mở. Nhiều sinh viên bày tỏ sự hâm mộ Phó thủ tướng, bởi sự nghiệp mà ông đã đạt được ở nước Đức. Ông đã cười rất nhiều và trả lời cả những câu hỏi mang tính chất riêng tư.
Bạn Hoàng Văn Mẫn, sinh viên năm thứ hai ĐH KTQD hỏi: "Đây là lần thứ hai ngài trở lại quê hương Việt Nam. Vậy điều gì là ấn tượng nhất với ngài? Và khi trở về nước Đức, ngài sẽ kể gì cho các con ngài nghe về Việt Nam?"
Phó Thủ tướng Philipp Rösler vui vẻ nói: "Tôi mới trở lại Việt Nam nên chưa ghi nhận được nhiều. Tuy nhiên, tôi nhận thấy sự quan tâm với giáo dục đào tạo của Đức cũng như Việt Nam. Ở Việt Nam, cách các bạn suy nghĩ về vấn đề học hành, đặt nặng giáo dục và sự say mê học tập làm tôi ấn tượng nhất. Phẩm chất này không chỉ đúng với người Việt Nam ở đây mà còn đúng với những người Việt đã sống hai - ba thế hệ ở Đức.
Tôi sẽ quay trở lại Việt Nam, nhưng không phải với tư cách Phó Thủ tướng hay Bộ trưởng của Cộng hoà Liên bang Đức nữa mà với tư cách cá nhân. Hiện tại, tôi có hai cháu bé sinh đôi và tôi đã kể với các con tôi rằng tuần này tôi đi đâu, đến một đất nước xinh đẹp ra sao.
Tuy nhiên, đó là tôi kể cho chúng trước khi tôi bay sang Việt Nam. Nhưng vợ tôi là một con người rất thực tế, vợ tôi kể cho hai cháu bé là: bố về nơi mà bố sinh ra. Đây là nơi mà tôi sinh ra".
Phó Thủ tướng Đức: Ấn tượng sự học của người Việt (3)Philipp Rösler sinh ngày 24/1973 tại Sóc Trăng, Việt Nam. Tháng 11/1973, ông được nhận làm con nuôi và sau đó định cư tại Đức.
- Năm 1992, ông gia nhập đảng Dân chủ Tự do (FDP) và nhanh chóng trở thành Chủ tịch đoàn thanh niên và Tổng thư ký FDP ở bang Niedersachsen.
- Từ năm 1993 đến 1999, ông học chuyên ngành Y tại ĐH Y khoa Hannover. Năm 2002, ông nhận bằng tiến sỹ ngành y khoa và đại diện cho Đảng FDP ứng cử vào Quốc hội tiểu bang.
- Năm 2006, ông trở thành Chủ tịch Đảng FDP tiểu bang Niedersachsen.
- Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Giao thông kiêm phó Thủ hiến bang Niedersachsen. Năm 2009 - 2011, ông làm Bộ trưởng Y tế.
- Từ tháng 5/2011 đến nay, ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức.
Theo MAI CHÂM - Zing/Infonet

Người gốc Việt làm Thống đốc tại Úc

Ông Lê Văn Hiếu, người nhập cư gốc Việt, sẽ chính thức trở thành Thống đốc thứ 35 của bang Nam Úc (Úc) vào tháng 9, thay Chuẩn Đô đốc Kevin Scarce. 
Ông Lê Văn Hiếu cho biết cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm vào chức vụ Thống đốc bang Nam Úc. Ảnh: SBS Ông Lê Văn Hiếu cho biết cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm vào chức vụ Thống đốc bang Nam Úc. Ảnh: SBS
Trong buổi công bố việc bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu làm thống đốc ngày 26/6, Thủ hiến bang Nam Úc Jay Weatherill cho biết: “Ông Lê Văn Hiếu là người châu Á nhập cư đầu tiên được bổ nhiệm giữ chức Thống đốc trong lịch sử nước Úc”.
Ông Weatherill không tiếc lời ca ngợi vị Thống đốc tương lai: “Ông ấy chứng tỏ vai trò nổi bật của mình trong các hoạt động cộng đồng. Chúng tôi không nghi ngờ tài năng và vai trò của ông Hiếu từ những gì ông làm được trong thời kỳ làm Phó Thống đốc từ năm 2007”.
Ông Lê Văn Hiếu cho biết cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm vào chức vụ này. Ông cũng nói thêm rằng việc được bổ nhiệm “nói lên nhiều điều về xã hội Úc hơn là về cá nhân tôi.
Nó đưa ra một thông điệp mạnh mẽ xác tín cho một xã hội bao quát và bình đẳng”. Ngoài ra, ông Lê Văn Hiếu nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến nước Úc cách đây 37 năm với đầy ắp ước mơ, đồng thời nói rằng ông rất ngưỡng mộ nữ hoàng Anh.
Sau khi đến Úc năm 1977, ông Lê Văn Hiếu theo học đại học rồi cao học tại Trường ĐH Nam Úc. Năm 2007, ông Hiếu được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thống đốc bang Nam Úc.
Sỹ quan gốc Việt được Tổng thống Obama đề cử cấp tướng
Chân dung vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên Lương Xuân Việt.Chân dung vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên Lương Xuân Việt
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều người gốc Việt được bổ nhiệm giữ chức vụ cao ở nhiều nước trên thế giới. Mới đây, ngày 4/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cử thăng cấp cho Đại tá Lương Xuân Việt - Phó tư lệnh Sư đoàn không kỵ số 1 (Quân đội Mỹ) lên hàm Chuẩn tướng trong một danh sách phong cấp trình Thượng viện Mỹ.
Ông Lương Xuân Việt (47 tuổi) là một trong 37 Đại tá được đề nghị lên chức Chuẩn tướng lần này. Trong danh sách còn có một người Châu Á khác là Đại Tá Richard C. S. Kim gốc Hàn Quốc.
Ông Việt là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái. Ông sang Mỹ định cư năm 1975 khi chưa đầy 10 tuổi và sinh sống tại thành phố Mountain View, bang California. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nam California, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu úy Bộ binh.
Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ tư lệnh Lữ đoàn 3 (Sư đoàn dù 101), ông đã làm chỉ huy Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 505, Sư đoàn dù 82) vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq.
Sau đó, ông tiếp tục được thăng cấp hàm Đại tá, chỉ huy đơn vị cấp lữ đoàn ở Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về Đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.
Mặc dù danh sách chính thức này còn phải chờ Quốc hội Mỹ phê duyệt, nhưng Lương Xuân Việt đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được đề bạt giữ chức vụ cấp tướng trong quân đội Mỹ.
Phó thủ tướng Đức gốc Việt
Phó thủ tướng Đức Philipp RoeslerPhó thủ tướng Đức Philipp Roesler
Trước đó, ngày 6/4/2011, đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Đức đã nhất trí bầu Bộ trưởng Y tế Philipp Roesler làm Chủ tịch đảng này. Theo thông lệ, người giữ chức vụ này cũng đồng thời đảm nhiệm vai trò Phó thủ tướng.
Với quyết định của FDP, ông Philipp Roesler, 41 tuổi, người gốc Việt, trở thành vị chủ tịch đảng trẻ nhất của nước Đức, đồng thời là Phó thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay ở quốc gia châu Âu này.
Ông Philipp Roesler từng sống trong một trại mồ côi ở Khánh Hưng, Khánh Hòa, Việt Nam.
Khi mới 9 tháng tuổi, ông Philipp Roesler được một cặp vợ chồng người Đức nhận về nuôi. Sau khi bố mẹ nuôi chia tay, ông tiếp tục sống cùng cha nuôi và chịu nhiều ảnh hưởng từ người cha.
Ông Philipp Roesler theo học ngành y và trở thành bác sĩ phẫu thuật. Ông từng làm việc cho quân đội Đức. Ông đã thể hiện được tố chất của một chính khách khi gia nhập FDP năm 1992.
Tháng 10/2009, với việc nhận chức Bộ trưởng Y tế, ông đã trở thành bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức, đồng thời là người châu Á đầu tiên có chân trong nội các nước này.
Với tư cách Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Roesler, nhân vật được coi là thân cận của nữ Thủ tướng Angela Merkel, sẽ trực tiếp điều khiển nội các Đức hai lần trong năm, khi bà Merkel vắng mặt.
Tuy nhiên, đến ngày 23/9/2013, Phó thủ tướng Philipp Roesler đã tuyên bố từ chức, sau thất bại của đảng FDP ở cuộc bầu cử Quốc hội Đức.
Theo Thùy Dung (Tổng hợp) - Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét